“Em cho anh, đương nhiên anh phải ăn rồi.” Túc Chinh trả lời đầy kiên định.

Yến Thanh Đường nhìn anh một thoáng, rồi cười dỗi: “Anh không khống chế lượng đường nữa?”

Túc Chinh chần chờ vài giây, như thể đã hạ quyết tâm, vững vàng đáp: “Hôm nay không khống chế cũng được.”

Anh không đành lòng từ chối mỗi khi Yến Thanh Đường đút anh ăn, nhưng Yến Thanh Đường lại có chủ ý của riêng mình, thúc giục anh đi tiếp.

“Kẹo mè ăn ngọt quá, ăn nhiều còn thấy ngấy nữa.” Yến Thanh Đường cất kẹo mè đi, tầm mắt đã dời lên phía trước.

Hai bên đường đã có rất nhiều gánh hàng rong bán những loại trái cây chín sớm. Khi đi qua vài sạp vỉa hè, Yến Thanh Đường đã mua một hộp mơ xanh tươi mơn mởn từ một cô gái dân tộc Uyghur. Đều là những loại trái cây trồng tại nhà, không phun thuốc trừ sâu.

Hai người không cần rửa qua nước, Yến Thanh Đường thậm chí chỉ lau lau vài cái rồi cắn một miếng, nước mơ xanh tràn ra, chua đến mức ê cả răng, nhưng cô lại nói liền tù tì: “Ngon quá ngon quá.”

Túc Chinh thấy vẻ mặt của cô vì chua mà biến dạng, nhưng vẫn kiên trì ăn mơ, không nhịn được mà nở nụ cười đầy bất đắc dĩ: “Thích ăn chua vậy cơ à?”

“Thích chứ.” Yến Thanh Đường gật đầu, “Đến bây giờ em mới được ăn loại mơ này đó.”

Những quả mơ mà người ta mang đến cho cô thử đều là những quả to và mọng nước, cắn một miếng là mùi thơm ngọt tràn ra. Ăn quen rồi, nhưng lần này được thử những quả được dân bản xứ hái từ trên cây xuống, hương vị mới lạ ấy thật sự khiến cô mê mẩn đến lạ.

Phàm là những điều xa lạ thì cô đều rất thích thú thử nghiệm. Không đến vài phút, cô lại dính vào sạp bán bánh ú sữa chua.

Bánh ú sữa chua đã trở thành món ăn thương hiệu đặc trưng của khu vực Hòa Điền hay thậm chí là cả vùng Tân Cương. Sữa chua làm thủ công có tính thuần vị chua và kết cấu mềm dẻo, nên trông giống với chất rắn dễ chảy hơn là chất lỏng. Bánh ú gạo nếp thì có rất nhiều vị, Yến Thanh Đường chọn vị sung ngọt, rồi phết thêm một ít mật ong bên ngoài bánh ú. Thế là bao vị ngọt quyện cùng một chỗ, khiến cho tất cả vị giác đều bị kích thích.

Hai người đã không đói bụng từ lâu nên chia nhau ăn một phần đã đủ, Túc Chinh cắn một miếng rồi đưa qua cho Yến Thanh Đường, phần lớn bát nhỏ đều vào bụng Yến Thanh Đường cả.

Ăn suốt dọc đường như thế, cho đến khi chạng vạng bụng đã no căng rồi, không thể ăn thêm cơm chiều được nữa.

Thấm thoát lại đi vào một khu dân cư, người ta vẫn thường hay nói hoa hồng không thể mọc ở vùng Tây Bắc, ấy thế mà hoa hồng ở Hòa Điền lại được mọc ra từ ốc đảo nhỏ nằm ở rìa sa mạc, được bồi bổ bởi băng tuyết tan chảy thuộc dãy núi Côn Lôn, mùi hoa thơm nồng tự nhiên.

Người Hòa Điền rất yêu hoa hồng, trước cửa mỗi gia đình đều trồng hoa hồng, những bông hồng đung đưa dưới ánh nắng hoàng hôn chào đón người trong gia đình lục tục về nhà.

Ngoại trừ hoa hồng, cây dâu tằm cũng rất phổ biến. Yến Thanh Đường ngửa đầu nhìn cây dâu tằm mọc cao cao, bên trên có những chùm dâu trắng muốt, quả rất lớn.

Yến Thanh Đường luôn có một loại tình cảm đặc biệt đối với thực vật, trên đường đi cô sẽ luôn dừng lại nghỉ chân để ngắm thực vật, quan sát chúng nó. Nếu là cây, cô sẽ đưa tay ra nhẹ nhàng dán lên trên thân cây, cảm nhận những đường vân vỏ cây, hoặc ôm bọc lấy cây đó.

Tối hôm qua lại thêm sáng hôm nay, gió cát thổi quá lâu, có không ít trái dâu tằm bị thổi rụng xuống mặt đất. Có ba bốn đứa trẻ Uyghur đang nhặt từ đất lên, còn hai đứa lớn thì đang leo lên trên cây.

Họ phát hiện ra Yến Thanh Đường đang nhìn chăm chăm vào trái dâu tằm đến mất hồn, còn tưởng cô muốn ăn dâu nên chủ động hái một nhánh dâu dài, mang về nhà rửa sạch đất cát bằng nước, tay cầm chùm dâu trắng muốt đang nhỏ nước chạy đến trước mặt Yến Thanh Đường, nói rằng dâu nhà bé rất ngọt.

Yến Thanh Đường thấy bị hiểu lầm, vốn còn định từ chối, song hành động thân mật của bạn nhỏ làm cho cô không đành lòng được, vậy là tươi cười nhận quả dâu, còn kéo Túc Chinh ăn cùng.

Nghe mấy đứa lớn nói, cây dâu, cây táo hay cây mơ không những được trồng trong nhà, mà nó còn mọc ven đường không ít. Người lớn trong nhà nói với mấy đứa, đây là truyền thống đã có từ xa xưa, những cây này được trồng ở ven đường nhằm mục đích cung cấp đồ ăn cho những người đi đường bị đói khát.

Hiển nhiên, thiện ý của những người này đã được truyền đến cho Yến Thanh Đường và Túc Chinh.

Bọn họ cũng là những người đi đường tình cờ đến được đây, nhận được dâu, nên cũng muốn báo đáp lại gì đó, bèn đưa túi đồ ăn vặt trong tay cho bọn trẻ.

Trời dần tối đi. Sau khi về lại xe, hai người chuẩn bị lái xe về thẳng khách sạn.

Yến Thanh Đường ngồi bên ghế phụ lái còn đang ăn dâu, thi thoảng sẽ đút cho Túc Chinh đang lái xe một quả: “Dâu tằm trắng vẫn là ngon nhất, mùi vị ngọt hơn hẳn.”

Không như quả dâu tằm tím, ăn nhiều là môi sẽ đổi màu.

Màn đêm dần buông, những nhà thờ Hồi giáo bên ngoài ô cửa kính xe bị bao phủ bởi tấm màn hoàng hôn màu đỏ nhạt.

Yến Thanh Đường và Túc Chinh quay về khách sạn nghỉ ngơi sớm, ngày tiếp theo sẽ theo kế hoạch đến thành phố giấy dâu. Đúng là khu danh lam thắng cảnh vẫn chưa được xây dựng xong, bảo tàng giấy dâu cũng chưa mở cửa, nhưng đã có vài cửa hàng nhỏ rải rác.

Huyện Karakax, có thể được xem là ‘quê hương của giấy dâu’. Ở xưởng làm giấy, bạn có thể xem được quy trình sản xuất kỹ thuật làm giấy dâu cổ xưa, một di sản văn hóa phi vật thể của Tân Cương.

Khi người địa phương chế tác sẽ ngâm toàn bộ lớp vỏ bên trong của cành dây non còn tươi, đun sôi rồi giã thành bột, lên men, sau đó đổ vào khuôn đúc hình, dùng tấm ván gỗ làm phẳng mặt trên, để ở nơi khô thoáng hong khô. Cuối cùng sẽ tách giấy dâu và khuôn ra, khu lấy giấy dâu.

Vỏ dâu tằm được dùng làm giấy đã có bề dày ngàn năm lịch sử. Loại được sử dụng ở miền Nam là cây dâu bình thường, còn ở Tân Cương, thật chất họ đang sử dụng những cây dâu tằm thường có ở Hòa Điền. Tuy rằng chủng loại của chúng là như nhau, nhưng chất lượng không hề tương đương.

Yến Thanh Đường rất có hứng thú, vào trong cửa hàng mua một cuốn vở được làm từ giấy dâu.

Trang giấy nhìn rất có lực, có những sợi mảnh vỏ dâu hiện lên mờ nhạt, như những đường vân trên thân cây. Tuy rằng giấy làm từ vỏ cây là chuyện rất bình thương, nhưng việc có thể tự tay chạm vào để cảm nhận được độ dày, ngửi được mùi cỏ cây từ trên trang giấy, nhìn thấy rõ hoa văn, đều sẽ khiến cho Yến Thanh Đường có cảm giác vui vẻ tinh tế khi được tiếp xúc với đời sống thực vật.

Khi Túc Chinh nghiêng đầu nhìn cô, cô đang nheo mắt lại, dán chiếc mũi tinh xảo vào sát giấy khẽ ngửi.

Đoạn, cô mở mắt ra bỗng hỏi Túc Chinh: “Túc Chinh, nhà anh chính xác ở Vân Nam sao?”

Túc Chinh nhất thời không biết cô đang hỏi nhà nào, vậy là đáp cụ thể: “Lúc còn nhỏ anh sống với ba mẹ ở Côn Minh, sau này thì sống cùng gia đình anh Lương Trung ở Đại Lý, còn hiện tại… anh đang sống một mình ở Lệ Giang.”

Yến Thanh Đường liền nắm chặt tay anh, nói: “Những nơi này em đều đã đi qua. Đặc biệt là Lệ Giang, em còn từng mua giấy Đông Ba ở đó nữa.”

Cách đó không xa, có những người trong xưởng giấy đang phơi giấy.

Yến Thanh Đường lại hỏi Túc Chinh: “Anh có biết giấy Đông Ba được làm từ loại thực vật nào không?”

Trí nhớ của Túc Chinh không được rõ ràng cho lắm, nói: “Hình như có tên là adam.”

“Anh có biết loại thực vật này không? Có biết tên khoa học của nó không?” Yến Thanh Đường lại hỏi.

Túc Chinh lắc đầu, tuy rằng anh là người sinh ra và lớn lên ở Vân Nam, cũng biết công nghệ nghề làm giấy Đông Ba của Vân Nam là sự pha trộn của dân tộc Thái và dân tộc Naxi, nhưng về nguyên liệu làm nên giấy Đông Ba thì anh biết rất ít.

Còn Yến Thanh Đường thì trông có vẻ hiểu rất rõ, tiếp tục nói: “Là cây niệt Lệ Giang. Đó là một loại cây bụi, về cơ bản thì chỉ có ở Lệ Giang, mọc ở vùng núi tuyết Ngọc Long. Quy trình làm giấy rất giống với quy trình làm giấy dâu trong tay em, nhưng cây dâu không có độc còn cây niệt Lệ Giang thì lại có. Vậy nên giấy Đông Ba có khả năng chống côn trùng, trang giấy dù qua ngàn năm cũng không bị mục nát. Người Vân Nam dùng giấy Đông Ba để ghi lại gia phả, viết kinh văn.”

“Yến Thanh Đường.” Túc Chinh gọi tên cô.

Yến Thanh Đường ngẩng đầu lên nhìn anh, nghe anh khen ngợi: “Có phải chỉ cần là loại thực vật có tồn tại trên đời này, thì em đều biết cả không?”

“Không khoa trương như vậy đâu!” Yến Thanh Đường ồn ào, cô vẫn có sự tự tin vốn có, nhưng không hề tự đại chút nào.

Và rồi Túc Chinh đột nhiên nói thêm: “Sau này nếu có cơ hội, em còn có thể đi đến Vân Nam nữa không?” vốn muốn nói là khảo sát thực vật, nhưng anh lại có tâm tư riêng, ậm ờ một câu không đầu không đuôi.”

“Anh nói gì thế.” Yến Thanh Đường lại trả lời một cách thật tự nhiên, “Nhà anh ở Vân Nam mà, sao em lại có thể không đi được chứ.”

Thật sự là ăn sạch anh không chừa một mẩu, từng câu từ có thể khiến anh rung động đến nhường ấy.

Túc Chinh không khỏi ngẩn ra.

“Dạo này em còn suy nghĩ nữa cơ, con của dì Đào rất thích sống ở Vân Nam, còn mở vài cái homestay nữa, trước kia em từng ở đó hai lần, trải nghiệm rất tốt. Đến lúc đó chúng ta có thể đến ở homestay của anh ấy.’ Yến Thanh Đường sắp xếp rất rõ ràng.

Túc Chinh lại né tránh chuyện có ở lại homestay hay không, chỉ đơn thuần tiện mồm hỏi về đứa con của dì Đào: “Là con của bạn thân mẹ em đó sao?”

“Đúng vậy.” Yến Thanh Đường trả lời, “Anh ấy có tính cách y như dì Đào vậy, thích tự do, cũng lười thừa kế gia sản của gia đình, mà đến Vân Nam được một năm rưỡi thì tự mở homestay, trải nghiệm cuộc sống.”

Trong câu từ của cô ít nhiều cũng lộ ra sự tán thưởng với người đàn ông kia.

Túc Chinh đã có được cảm giác an toàn từ Yến Thanh Đường, nên sẽ không ăn giấm nữa, nhưng lại nghe cô nói: “Cái tên Giang Hoài Dã này ấy à…nói thêm thì hơi kỳ cụ, nhưng mẹ em và mẹ anh ấy đã từng hứa hôn cho hai đứa.”

Lúc này có muốn Túc Chinh bình tĩnh thì cũng không còn cách nào, khuôn mặt nghiêm túc nhìn cô đặng xác nhận: “Thật sao?”

“Đúng vậy.” Yến Thanh Đường rất nghiêm trang, “Nhưng mấy năm trước em mới nghe mẹ nói về chuyện này, vì…”

“Vì sao?” Túc Chinh cảm thấy cả người run rẩy, anh thật sự sợ rằng vì Yến Thanh Đường đã trưởng thành nên mới khiến Phó Tầm Thanh nhớ lại và muốn thực hiện lời hứa hẹn năm xưa.

“Vì khi còn nhỏ bọn em không được hòa hợp cho lắm.” Yến Thanh Đường dang tay nói, “Hình dung thế nào được nhỉ… chính là em thì thích thực vật, còn anh ấy thì thích động vật. Anh ấy dẫn con thỏ nhỏ của mình đến nhà em gặm đồ, con thỏ nhỏ của  anh ta đã ăn dâu tây mà em đã đặc biệt trồng, là loại mà em đã mất mấy tháng mới trồng cho chúng sinh trưởng và kết trái bằng cách tự nhiên nhất!”

Nghe về câu chuyện đặc biệt thời thơ ấu như thế, tâm lý của Túc Chinh đã không còn như trước nữa, chút ghen tuông mơ hồ chuyển thành lên án thay cho Yến Thanh Đường.

“Là do anh ta tự đút thỏ ăn sao?” Túc Chinh hỏi.

“Thế thì không phải.” Yến Thanh Đường hừ một tiếng, “Nhưng còn đáng ghét hơn việc anh ta đút cho nó ăn, em chụp cả hiện trường phạm tội lại đưa cho anh ta xem, nhưng anh ta lại ra vẻ như không có chuyện gì, nói ra sẽ đền cho em mười chậu dâu tây.”

“Người gì vậy chứ!” Yến Thanh Đường vẫn còn vươn chút căm tức năm ấy, “Mười chậu, một trăm chậu, mười nghìn chậu đi nữa cũng không phải là dâu tây nhỏ do chính tay em trồng ra.”

Ở chung với Yến Thanh Đường đủ lâu, Túc Chinh cũng hiểu được rằng vì sao Yến Thanh Đường lại tức giận, bấy giờ cũng nương theo cô trách móc Giang Hoài Dã: “Anh ta thật quá quắt.”

“Anh cũng thấy rõ đó.” Yến Thanh Đường gật đầu tỏ vẻ đồng ý, “Anh ta đúng là quá quắt.”

“Khi đó em bao nhiêu tuổi?” Túc Chinh tò mò.

“Năm tuổi.” Yến Thanh Đường đáp, “Người làm vườn trong nhà dạy em cách trồng, mẹ em đã ở bên cạnh giúp đỡ em.”

Tính ra thì cũng đã qua hai mươi mốt năm rồi. Túc Chinh nhất thời không biết là nên kinh ngạc vì Yến Thanh Đường đã nảy sinh hứng thú với thực vật từ khi còn quá nhỏ, hay là nên kinh ngạc vì trình độ thù dai của Yến Thanh Đường nữa.

“Nhưng sau này quan hệ của bọn em không còn căng thẳng như vậy nữa.’ Yến Thanh Đường mở miệng liền giải đáp nghi hoặc trong lòng anh, “Dẫu sao thì lúc nhỏ là thật tâm nghiêm túc yêu thích thực vật, còn sau này lớn lên thì đều trưởng thành cả rồi. Hai gia đình cũng có làm ăn chung với nhau, có thể giúp được chỗ nào thì mọi người đều sẽ chung tay hỗ trợ nhau cả.”

“Anh muốn hỏi…” Túc Chinh do dự mở miệng.

Yến Thanh Đường lập tức cắt ngang lời anh, tìm ảnh trong thư viện: “Anh muốn thấy vẻ ngoài của anh ấy không? Siêu đẹp trai đó nha.”

“Không phải chuyện đó.” Túc Chinh nhíu mày, “Anh…”

“Để em đoán nhé.” Yến Thanh Đường như cố ý ngăn cản anh nói, “Ừm, anh ấy độc thân từ trong bụng mẹ, đó cũng là nguyên nhân mà mẹ em và dì Đào muốn hợp tác cho hai bọn em.”

Túc Chinh vừa nghe thì như dẫm phải mìn, lập tức sửa lại câu hỏi, châm chước dùng từ: “Tương lai anh dẫn em đến Vân Nam, có thể nào không ở lại homestay của anh ta được không?”

“Vậy thì ở đâu cơ?” Yến Thanh Đường dùng tay đỡ đầu.

Túc Chinh trả lời rất rõ ràng: “Đương nhiên là ở nhà anh.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện