Trời tối rồi lại sáng, Đinh Tuấn Kiệt hoàn toàn không biết, anh ngồi đó bất động đã bao lâu. Anh tin Gia Nam vẫn chưa đi, anh chăm chú nhìn nhưng chẳng thấy hình bóng thân thương quen thuộc của cô đâu.
Tại sao Gia Nam lại có thể rời xa tôi? Linh hồn Gia Nam chắc vẫn còn quanh quẩn bên tôi.
Nếu không có cô ấy, nếu cô ấy không làm lụng vất vả thì mình làm sao có ngày nay...
Đinh Tuấn Kiệt còn nhớ lúc nhỏ anh đã từng cùng chị Gia Nam ngồi xe một tiếng lên huyện gặp bố chị. Chuyến đi đó để lại một ấn tượng khó quên trong suốt cuộc đời Đinh Tuấn Kiệt. Cụ thể Gia Nam nói những gì với bố chị, Đinh Tuấn Kiệt không nhớ lắm, nhưng sau đó chị và anh bị đuổi ra khỏi nhà. Đi khỏi cái cổng màu đỏ vẫn còn nghe tiếng ông già hung dữ đó chửi vọng ra: " tao không có đứa con gái như mày." Tuấn Kiệt đã bị chị Gia Nam lôi đi sềnh sệch, trên tay vẫn còn run run nắm chặt chiếc kẹo hoa quả mà mẹ Gia Nam cho.
Đinh Tuấn Kiệt liếc trộm nhìn chị, nét mặt không biểu hiện gì, ánh mắt vẫn bình tĩnh không hề biến sắc. Đinh Tuấn Kiệt không biết đã xảy ra chuyện gì, nhưng nó rất ngoan ngoãn và không nói gì thêm.
Lần đó Đinh Tuấn Kiệt và chị phải đi bộ năm tiếng đồng hồ để về nhà. Trên đuờng trở về vừa đói vừa mệt, hai hàm răng cắn chặt vào nhau cho đỡ mêth, không còn cách nào khác đành lôi chiếc kẹo hoa quả từ trong túi ra. Đó là một ngày đáng nhớ trong cuộc đời Đinh Tuấn Kiệt, vì đó là lần đầu tiên nó thấy chị khóc.
Đinh Tuấn Kiệt để kẹo vào lòng bàn tay, liến một cách ngon lành, thấy thế Gia Nam đột nhiên ngồi xuống hỏi.
" Kẹo có ngon không?"
Đinh Tuấn Kiệt lập tức gật gật đầu vẻ rất thỏa mãn.
Nó thấy chị Gia Nam khóc.
Trước đây lúc nào chị cũng cười, khi chị cười để lộ ra hàm răng trắng muốt rất xinh. Nhưng bây giờ mắt chị nhòa lệ, chị ôm Đinh Tuấn Kiệt vào lòng nghẹn ngào nói:
" Sau này chắc em sẽ chẳng bao giờ được ăn kẹo nữa!"
Sau đó chị lau khô nước mắt, nghiêm nghị nói với Đinh Tuấn Kiệt: " Chị muốn em được đi hoc, học lên đại học cơ!"
Đinh Tuấn Kiệt vui mừng nhảy cẫng lên, một đứa trẻ như nó làm sao có thể hiểu được để nó đi học chị Gia Nam sẽ phải vất vả thế nào.
Cuối cùng Gia Nam phải cõng Đinh Tuấn Kiệt về nhà, vì một đứa trẻ sáu tuổi quả thực không thể đi bộ xa như vậy. Khi họ vội vàng về được đến nhà đã là 8h tối, ngoài trời tối đen, Gia Nam mệt rã rời như muốn khụyu xuống, mà đứa trẻ trên lưng vẫn ngủ ngon lành.
Sau lần đó Gia Nam không một lần bước chân vào nhà họ Lý, chỉ có bà mẹ nhân hậu cứ đến Tết lại vụng trộm mang cho con khi thì giỏ trứng gà khi thì liễn mỡ lợn. Gia Nam một mình cáng đáng kiếm tiền nuôi ba người, để có tiền đóng học phí cho Đinh Tuấn Kiệt, ở trường cô nhân dạy thêm mấy lớp. Thông cảm cho hoàn cảnh của Gia Nam, tháng nào nhà trường cũng phát lương sớm cho cô, bởi họ cũng muốn giúp cô giải quyết phàn nào khó khăn trong cuộc sống.
Đinh Tuấn Kiệt vào lớp 1, Gia Nam thức cả đêm để khâu cặp sách mới cho nó, nhưng cô không hề mệt mỏi mà ngược lại còn thấy vô cùng sung sướng và mãn nguyện.
Đinh Tuấn Kiệt ngày càng có da có thịt, ông cũng khỏe hẳn ra và hết đau lưng. Còn Gia Nam thì ngày một gầy đi. Mỗi bữa cơm cô đều nói: " Cháu ăn no rồi, ông và em ăn nhiều vào nhé!" Cô làm lụng quần quật cả ngày, tối đến lại luôn là người đi ngủ sau cùng. Đinh Tuấn Kiệt thường tỉnh dậy lúc nữa đêm để đi tiểu, nó vẫn thấy dưới ánh đèn dầu vàng ệch, chị Gia Nam đang cố gắng khâu thuê quần áo cho người khác để có tiền dành dụm cho mình học trung học.
Đinh Tuấn Kiệt biết trước đây chị là một cô gái xinh đẹp, mà giờ đây trông gầy gò vàng võ. Khuôn mặt chị ngày trước bầu bĩnh trắng trẻo, còn bây giờ đen sạm, ngày trước đôi bàn tay của chị rất đẹp lại rất thơm, còn nay thì toàn dầu mỡ lại sần sùi thô ráp...chị đã thay đổi rồi.
Trong chương trình lớp 6 Đinh Tuấn Kiệt biết được cụm từ "thanh xuân". Thanh xuân là mùa của các loài hoa, thanh xuân là tuổi trẻ, là tươi đẹp, thanh xuân chính là mùa xuân của tuổi trẻ!
Còn chị nhà mình thì sao, chị mới 27 tuổi. Bảy năm qua chị đã bỏ ra biết bao công sức cho cái gia đình này? Vì sao mà tuổi xuân của chị không còn nữa? Tuổi xuân tươi trẻ của chị đâu rồi? Đinh Tuấn Kiệt - một đứa trẻ mới 11 tuổi nhưng sớm trưởng thành hỏi chị:
" Chị ơi, khi nào chị tìm anh rể cho em?" Khiến Gia Nam không khỏi giật mình, thằng quỷ nhỏ này cái gì cũng biết. Hết giật mình, cô nhìn ánh đèn trầm tư suy nghĩ, có lẽ đã đến lúc mình nên lập gia đình rồi.
" Đợi em tốt nghiệp tiểu học chị sẽ suy nghĩ." Sự quan tâm chân tình đó của Đinh Tuấn Kiệt lại một lần nữa khiến Gia Nam vô cùng xúc động, cô ôm Đinh Tuấn Kiệt vào lòng âu yếm xoa đầu nó.
Sự ghét bỏ của người cha, sự không đồng tình của người thân, những ánh mắt thiếu thiện ý của người trong thị trấn những năm qua bỗng chốc tan biến hết. Đứa trẻ do tự tay mình nuôi dạy đã biết quan tâm đến mình, vậy còn gì quan trọng hơn, mọi đau khổ đều trở nên ngọt ngào.
Mấy năm sau, Đinh Tuấn Kiệt tốt nghiệp tiểu học với thành tích xuất sắc, trúng tuyển vào trường điểm trên huyện. Toàn thị trấn chỉ có hai học sinh thi đỗ, trong đó Đinh Tuấn Kiệt là người đứng đầu với thành tích đạt loại ưu, chuyện trúng tuyển vào trường điểm là điều đương nhiên.
Hôm đó là ngày vui nhất của Lý Gia Nam trong suốt sáu năm qua, cô dùng hẳn nửa tháng lương để làm một bữa thịnh soạn mừng Đinh Tuấn Kiệt đỗ vào trung học, cũng coi như bữa cơm tiễn em lên trường, sau này mỗi tuần nó chỉ về nhà một lần.
Tiểu Kiệt lần đầu tien phải sống xa nhà, nó phải sống một mình trong trường nội trú để theo học trung học, Gia Nam cảm thấy không yên tâm cứ dặn đi dặn lại nó đủ điều. Đêm đó cô ôm đứa em trai do chính mình nuôi dạy đi ngủ, hai chị em nói chuyện gần hết đêm, những lời dặn dò thủ thỉ của chị khiến Đinh Tuấn Kiệt rơm rớm nước mắt.
Hôm sau Gia Nam tay xách mấy túi đồ to đùng, tự mình đưa Tuấn Kiệt đến trường nhập học.
Xe cộ trên huyện nhiều và tấp nập hơn ở thị trấn, Gia Nam vừa vội vàng dắt tay Đinh Tuấn Kiệt kéo qua đường vừa không ngừng dặn đi dặn lại nó sau này phải cẩn thận.
Khi vừa đặt chân đến cổng trường trung học, Đinh Tuấn Kiệt thầm hứa trong lòng mình phải cố gắng học cho thật tốt. Nhưng một lại sau, nó lại làm một việc ngu xuẩn khiến nó hối hận cả đời.
Các bạn học sinh trên huyện giàu hơn học sinh dưới thị trấn rất nhiều, họ mặc quần áo mới, có bố mẹ đưa đến nhập học bằng xe hơi, thậm chí có đứa còn có cả xe riêng đưa đón.
Nhìn bộ quần áo nhà quê mình đang mặc, lại ngước nhìn chị Gia Nam khuôn mặt rạng ngời - chị ấy còn nhà quê hơn mình!
Trong lòng Đinh Tuấn Kiệt có vẻ hơi khó chịu, nó cúi đầu đi thẳng lên phía trước, nó nghĩ thật xấu hổ, thật mất mặt. Nó thậm chí còn muốn giật tay ra khỏi bàn tay của chị Gia Nam, nhất là khi thấy chị đi đôi giày cỏ, nó giả vờ không quen chị.
Mất mặc quá! Nhìn là biết ngay người nhà quê! Nó cảm giác như mọi ánh mắt đang đổ dồn vào nó, mặt nó đỏ như gấc.
Chính những suy nghĩ và hành động đó đã khiến Đinh Tuấn Kiệt sau này tự xỉ vả mình không biết bao nhiêu lần.
Nhưng khi cùng các bậc phụ huynh khác đến văn phòng xếp hàng chờ nộp học phí, nhìn người chị thân thương của mình trên tay cầm một xấp tiền lẻ, Đinh Tuấn Kiệt như muốn bật khóc. Khi các bậc phụ huynh khác trên tay là một tờ tiền rất to, thì trên tay chị là những đồng tiền giấy, hai xu, năm xu, nhàu nát cũ kỹ, trên mỗi đồng tiền còn in dấu mồ hôi nước mắt của chị. Rõ ràng là số học phí này phải gom nhặt chắt bóp rất khó khăn mới có được.
" Ôi dào! Không thể đổi thành tiền chẵn được à? Như vậy làm sao tôi đếm được?" Thầy giáo chủ nhiệm lớp nhăn mặt nhíu mày tỏ vẻ không hài lòng.
"Dạ, dạ, thưa thầy! Thật xin lỗi thầy ạ! Lần sau nhất định sẽ đổi ạ..."
Chị phải cúi đầu, khom người nói những lời dễ nghe trước mặt thầy thì mới qua được cửa này, khiến các bậc phụ huynh xung quanh được một mẻ cười.
Khi đó Đinh Tuấn Kiệt đang ngồi trên chiếc ghế dài cạnh văn phòng nước mắt lưng tròng. Nó mấy lần định đứng dậy gào thật to: " Các người có biết, chị ấy là con gái của huyện trưởng đó!" nhưng đã kìm lại được.
Nó nắm chắc nắm đấm nhỏ của mình, nó hiểu đôi giầy mới nó đang đi tiêu mất không biết bao đêm thức trắng của chị...nó thấy mình thật bất hiếu.
Khi đưa Gia Nam ra cổng, Đinh Tuấn Kiệt một lần nữa đứng trước cổng trường trong lòng tự thề: Sáu năm sau, khi ra khỏi chỗ này mình phải là một sinh viên ưu tú! Gia Nam dùng một hào duy nhất còn lại để mua cho Đinh Tuấn Kiệt một cân táo, sau đó nhắc lại một lần nữa những lời dặn dò đã nói hàng trăm lần rồi mới đi bộ về nhà.
Đinh Tuấn Kiệt nhìn theo dáng của người chị thân yêu, người còn gần hơn cả mẹ đẻ khuất dần trong đám đông, bất giác không cầm được nước mắt, nó bật khóc nức nở.
Bao nhọc nhằn vất vả Tiểu Kiệt mới vào được trung học, gánh nặng trên vai Gia Nam càng nặng thêm. Ban ngày cô lao vào kiếm tiền, cố gắng để dành thêm một ít, đêm đến đặt lưng xuống giường, bất chợt nhìn xuống đôi tay khô ráp, cô giật mình nghĩ đến nhan sắc tuổi trẻ của mình đã âm thầm tàn phai trong ngôi nhà này. Lẽ nào mình phải sống độc than cả đời? Ông vẫn thường xuyên khuyên cô, nhân lúc còn trẻ, nhanh chóng nghĩ đến chuyện đại sự của đời người, nếu không sẽ lỡ mất.
Thực ra nếu dựa vào nhan sắc, phẩm hạnh, gia thế mấy năm trước của Gia Nam, những chàng trai theo đuổi cô đếm không xuể. Chỉ vì sau này nhận nuôi hai ông cháu, liệu có ai bằng lòng nuôi không hai người ăn theo ấy? Một vài người có ý theo đuổi nhưng xũng chỉ được vài ngày là bị gia đình ngăn cản. Chuyện hôn nhân của cô vì thế cứ lầm lũi qua đi.
Trước đây Gia Nam còn trẻ, chưa vội nghĩ đến chuyện này, cô cho rằng mấy anh chàng đó ngay cả chí đàn ông, sự hoài bão cũng không có thì lấy họ - những người cô coi khinh, để làm gì kia chứ? Dần dần, tuổi xuân trôi qua, người theo đuổi cũng ít đi, Gia Nam thậm chí còn có ý định cả đời này sẽ không kết hôn nữa. Cô đâu ngờ, khi Đinh Tuấn Kiệt học lớp 8 và mình đã tròn 30 tuổi lại vẫn có một " mối tình đầu" khó quên.
Hôm đó Gia Nam ra bờ sông giặt quần áo, cô giặt ba tiếng đồng hồ mới xong thùng quần áo của cả nhà. Khi đó đúng hạ tuần tháng Năm, chuẩn bị vào hè nên mặt trời cũng đã bắt đầu chói chang, đến gần trưa thì nắng càng gắt. Gia Nam tay ngâm dưới nước, mặt bị ánh nắng rọi vào, mồ hôi chảy ròng ròng. Gia Nam chỉ nghĩ giặt mau mau về nhà, cô đâu biết có một đôi mắt đang dõi nhìn cô từ phía sau, đôi mắt ấy đã để ý cô từ rất lâu rồi.
Nước sông trong tận đáy, những bông hoa nước tròn trịa trắng xóa, bắn tóe lên theo từng động tác của cô, chúng bắn lên chiếc áo vải hoa màu xanh lam cô đang mặc, lại bắn lên chiếc dây màu đỏ tết hình con bướm buộc trên hai bím tóc cô, bắn vào mắt cô, cô duyên dáng đưa tay áo lên lau. Ánh nắng chiếu xuống mặt sông lấp lánh, ánh nắng chiếu lên người cô cũng lấp lánh ánh vàng. Trong con mắt của họa sĩ Hà Thanh,người con gái đang giặt quần áo bên bờ sông giống như một nàng tiên nữ như đang ngồi soi bóng trên mặt nước.
Gia Nam khi đó tuy đã 30 tuổi, nhưng so thân hình bé nhỏ nên vẫn còn rất mềm mại uyển chuyển, khuôn mặt vốn đã rất thanh tú, thêm vào đó là động tác giặt quần áo nhanh nhẹn thành thục, khiến Hà Thanh thầm ví cô với con chim yến xanh còn sót lại trong một ngày tràn ngập ánh nắng. Anh vốn định đến để vẽ dòng sông tười đẹp bên thị trấn nhỏ này, nhưng thật không ngờ lại bắt gặp cảnh thiếu nữ thôn dã giặt quần áo bên sông! Hà Thanh đã vẽ Gia Nam vào trong tranh của mình.
Gia Nam không hề biết cô đã vô tình trở thành người mẫu cho bức tranh của người đàn ông đang ở sau lưng cô. Khi cô vừa giặt xong, ôm thùng quần áo chuẩn bị đứng lên đi về, nhưng do ngồi xổm quá lâu lại đứng lên đột ngột khiến máu chưa kịp lưu thông lên não. Đột nhiên cô tối sầm mặt mũi rồi ngã nhào xuống sông.
Hà Thanh thấy cô gái chuẩn bị đứng dậy đi về phía mình, đột ngột lại thấy cô chới với về phía sau. Anh còn chưa kịp nghĩ xem là chuyện gì thì lại nghe một tiếng "ùm" rất to như có vật gì rơi xuống nước.
Nhận thấy có người bị ngã xuống nước, Hà Thanh không kịp nghĩ nhiều, cởi vội áo ngoài rôi ba chân bốn cẳng nhào tới nhảy xuống dòng sông.
Nước sông không lạnh cũng không sâu nên việc cứu cô gái kia không có gì khó khăn.
Lý Gia Nam sau khi bị rơi xuống nước vẫn còn rất tỉnh táo, cô tự trách mình lúc nhỏ quá sợ nước. Cô đang vùng vẫy dưới dòng nước, bỗng thấy có người kéo mình, cô vô cùng hoang mang sợ hãi, lập tức dùng hết sức để thoát khỏi bàn tay ấy, thì nghe bên tai có một giọng nói cương quyết vang lên:
" Đừng động đây! Đông đậy nữa cả hai chúng ta sẽ cùng chết! Hãu tin tôi, tôi đang cứu cô!"
Câu nói ấy ngay lập tức phát huy tác dụng - cả đời Gia Nam không quên câu nói lúc ấy. Nó vang lên vào đúng lúc cô tuyệt vọng nhất. Những ngày sau đó Gia Nam vẫn thường mơ thấy cô đang ngập trong làn sóng nước.
Sóng nước tình yêu!
Những ngày tiếp theo, cứ mỗi lần nghĩ đến giọng nói rõ ràng, rành mạch đó tim cô lại run lên, cô thực sự đã bị Hà Thanh hút hồn. Hà Thanh- một chàng trai khí khái bộc trực.
Đưa được Gia Nam lên bờ, hai người nằm vật ra bên bờ sông. Một lúc lâu sau Gia Nam mới nhận ra quần áo của mình đã ướt hết, khi đó là mùa hè nên cô mặc áo khá mỏng, trong tâm tưởng của cô " nam nữ thụ thụ bất thân" khiến cô đỏ bừng mặt. Hà Thanh chỉ liếc nhìn những chỗ nhạy cảm trên thân thể cô rồi đứng dậy nhặt áo của mình đưa cho Gia Nam, còn mình thì quay mặt đi. Cử chỉ này càng khiến Gia Nam đỏ mặt, tim đập nhanh hơn.
Đã ngần này tuổi rồi, nhưng chưa bao giờ cô để cho người đàn ông nào nhìn thấy thân thể mình, mà bản thân cô cũng chưa từng thấy cơ thể của người đàn ông trưởng thành. Điều này khiến cô vừa khó xử vừa xấu hổ.
Hà Thanh quay người đi, cầm khung tranh lên, ngắm nhìn người con gái đang thành hình trong tranh, thầm nghĩ anh không chỉ vẽ em vào tranh mà sẽ phải khắc em vào trong tim.
Lúc này ở nhà, ông nội của Đinh Tuấn Kiệt đang lo lắng đợi, không hiểu sao Gia Nam đi gặt quần áo mà mãi không thấy về thì bỗng thấy Gia Nam ướt như chuột lột đi về. Người thanh niên hộ tống sau lưng trông cũng thảm hại không hơn. Nghe Gia Nam kể tỉ mỉ chuyện vừa rồi, ông già nhìn vị anh hùng cứu mỹ nhân đó suy xét một hồi. Theo kinh nghiệm cuộc đời mách bảo, ông cười vui sướng trong lòng: Chắc chắn sẽ có chuyện xảy ra.
Tại sao Gia Nam lại có thể rời xa tôi? Linh hồn Gia Nam chắc vẫn còn quanh quẩn bên tôi.
Nếu không có cô ấy, nếu cô ấy không làm lụng vất vả thì mình làm sao có ngày nay...
Đinh Tuấn Kiệt còn nhớ lúc nhỏ anh đã từng cùng chị Gia Nam ngồi xe một tiếng lên huyện gặp bố chị. Chuyến đi đó để lại một ấn tượng khó quên trong suốt cuộc đời Đinh Tuấn Kiệt. Cụ thể Gia Nam nói những gì với bố chị, Đinh Tuấn Kiệt không nhớ lắm, nhưng sau đó chị và anh bị đuổi ra khỏi nhà. Đi khỏi cái cổng màu đỏ vẫn còn nghe tiếng ông già hung dữ đó chửi vọng ra: " tao không có đứa con gái như mày." Tuấn Kiệt đã bị chị Gia Nam lôi đi sềnh sệch, trên tay vẫn còn run run nắm chặt chiếc kẹo hoa quả mà mẹ Gia Nam cho.
Đinh Tuấn Kiệt liếc trộm nhìn chị, nét mặt không biểu hiện gì, ánh mắt vẫn bình tĩnh không hề biến sắc. Đinh Tuấn Kiệt không biết đã xảy ra chuyện gì, nhưng nó rất ngoan ngoãn và không nói gì thêm.
Lần đó Đinh Tuấn Kiệt và chị phải đi bộ năm tiếng đồng hồ để về nhà. Trên đuờng trở về vừa đói vừa mệt, hai hàm răng cắn chặt vào nhau cho đỡ mêth, không còn cách nào khác đành lôi chiếc kẹo hoa quả từ trong túi ra. Đó là một ngày đáng nhớ trong cuộc đời Đinh Tuấn Kiệt, vì đó là lần đầu tiên nó thấy chị khóc.
Đinh Tuấn Kiệt để kẹo vào lòng bàn tay, liến một cách ngon lành, thấy thế Gia Nam đột nhiên ngồi xuống hỏi.
" Kẹo có ngon không?"
Đinh Tuấn Kiệt lập tức gật gật đầu vẻ rất thỏa mãn.
Nó thấy chị Gia Nam khóc.
Trước đây lúc nào chị cũng cười, khi chị cười để lộ ra hàm răng trắng muốt rất xinh. Nhưng bây giờ mắt chị nhòa lệ, chị ôm Đinh Tuấn Kiệt vào lòng nghẹn ngào nói:
" Sau này chắc em sẽ chẳng bao giờ được ăn kẹo nữa!"
Sau đó chị lau khô nước mắt, nghiêm nghị nói với Đinh Tuấn Kiệt: " Chị muốn em được đi hoc, học lên đại học cơ!"
Đinh Tuấn Kiệt vui mừng nhảy cẫng lên, một đứa trẻ như nó làm sao có thể hiểu được để nó đi học chị Gia Nam sẽ phải vất vả thế nào.
Cuối cùng Gia Nam phải cõng Đinh Tuấn Kiệt về nhà, vì một đứa trẻ sáu tuổi quả thực không thể đi bộ xa như vậy. Khi họ vội vàng về được đến nhà đã là 8h tối, ngoài trời tối đen, Gia Nam mệt rã rời như muốn khụyu xuống, mà đứa trẻ trên lưng vẫn ngủ ngon lành.
Sau lần đó Gia Nam không một lần bước chân vào nhà họ Lý, chỉ có bà mẹ nhân hậu cứ đến Tết lại vụng trộm mang cho con khi thì giỏ trứng gà khi thì liễn mỡ lợn. Gia Nam một mình cáng đáng kiếm tiền nuôi ba người, để có tiền đóng học phí cho Đinh Tuấn Kiệt, ở trường cô nhân dạy thêm mấy lớp. Thông cảm cho hoàn cảnh của Gia Nam, tháng nào nhà trường cũng phát lương sớm cho cô, bởi họ cũng muốn giúp cô giải quyết phàn nào khó khăn trong cuộc sống.
Đinh Tuấn Kiệt vào lớp 1, Gia Nam thức cả đêm để khâu cặp sách mới cho nó, nhưng cô không hề mệt mỏi mà ngược lại còn thấy vô cùng sung sướng và mãn nguyện.
Đinh Tuấn Kiệt ngày càng có da có thịt, ông cũng khỏe hẳn ra và hết đau lưng. Còn Gia Nam thì ngày một gầy đi. Mỗi bữa cơm cô đều nói: " Cháu ăn no rồi, ông và em ăn nhiều vào nhé!" Cô làm lụng quần quật cả ngày, tối đến lại luôn là người đi ngủ sau cùng. Đinh Tuấn Kiệt thường tỉnh dậy lúc nữa đêm để đi tiểu, nó vẫn thấy dưới ánh đèn dầu vàng ệch, chị Gia Nam đang cố gắng khâu thuê quần áo cho người khác để có tiền dành dụm cho mình học trung học.
Đinh Tuấn Kiệt biết trước đây chị là một cô gái xinh đẹp, mà giờ đây trông gầy gò vàng võ. Khuôn mặt chị ngày trước bầu bĩnh trắng trẻo, còn bây giờ đen sạm, ngày trước đôi bàn tay của chị rất đẹp lại rất thơm, còn nay thì toàn dầu mỡ lại sần sùi thô ráp...chị đã thay đổi rồi.
Trong chương trình lớp 6 Đinh Tuấn Kiệt biết được cụm từ "thanh xuân". Thanh xuân là mùa của các loài hoa, thanh xuân là tuổi trẻ, là tươi đẹp, thanh xuân chính là mùa xuân của tuổi trẻ!
Còn chị nhà mình thì sao, chị mới 27 tuổi. Bảy năm qua chị đã bỏ ra biết bao công sức cho cái gia đình này? Vì sao mà tuổi xuân của chị không còn nữa? Tuổi xuân tươi trẻ của chị đâu rồi? Đinh Tuấn Kiệt - một đứa trẻ mới 11 tuổi nhưng sớm trưởng thành hỏi chị:
" Chị ơi, khi nào chị tìm anh rể cho em?" Khiến Gia Nam không khỏi giật mình, thằng quỷ nhỏ này cái gì cũng biết. Hết giật mình, cô nhìn ánh đèn trầm tư suy nghĩ, có lẽ đã đến lúc mình nên lập gia đình rồi.
" Đợi em tốt nghiệp tiểu học chị sẽ suy nghĩ." Sự quan tâm chân tình đó của Đinh Tuấn Kiệt lại một lần nữa khiến Gia Nam vô cùng xúc động, cô ôm Đinh Tuấn Kiệt vào lòng âu yếm xoa đầu nó.
Sự ghét bỏ của người cha, sự không đồng tình của người thân, những ánh mắt thiếu thiện ý của người trong thị trấn những năm qua bỗng chốc tan biến hết. Đứa trẻ do tự tay mình nuôi dạy đã biết quan tâm đến mình, vậy còn gì quan trọng hơn, mọi đau khổ đều trở nên ngọt ngào.
Mấy năm sau, Đinh Tuấn Kiệt tốt nghiệp tiểu học với thành tích xuất sắc, trúng tuyển vào trường điểm trên huyện. Toàn thị trấn chỉ có hai học sinh thi đỗ, trong đó Đinh Tuấn Kiệt là người đứng đầu với thành tích đạt loại ưu, chuyện trúng tuyển vào trường điểm là điều đương nhiên.
Hôm đó là ngày vui nhất của Lý Gia Nam trong suốt sáu năm qua, cô dùng hẳn nửa tháng lương để làm một bữa thịnh soạn mừng Đinh Tuấn Kiệt đỗ vào trung học, cũng coi như bữa cơm tiễn em lên trường, sau này mỗi tuần nó chỉ về nhà một lần.
Tiểu Kiệt lần đầu tien phải sống xa nhà, nó phải sống một mình trong trường nội trú để theo học trung học, Gia Nam cảm thấy không yên tâm cứ dặn đi dặn lại nó đủ điều. Đêm đó cô ôm đứa em trai do chính mình nuôi dạy đi ngủ, hai chị em nói chuyện gần hết đêm, những lời dặn dò thủ thỉ của chị khiến Đinh Tuấn Kiệt rơm rớm nước mắt.
Hôm sau Gia Nam tay xách mấy túi đồ to đùng, tự mình đưa Tuấn Kiệt đến trường nhập học.
Xe cộ trên huyện nhiều và tấp nập hơn ở thị trấn, Gia Nam vừa vội vàng dắt tay Đinh Tuấn Kiệt kéo qua đường vừa không ngừng dặn đi dặn lại nó sau này phải cẩn thận.
Khi vừa đặt chân đến cổng trường trung học, Đinh Tuấn Kiệt thầm hứa trong lòng mình phải cố gắng học cho thật tốt. Nhưng một lại sau, nó lại làm một việc ngu xuẩn khiến nó hối hận cả đời.
Các bạn học sinh trên huyện giàu hơn học sinh dưới thị trấn rất nhiều, họ mặc quần áo mới, có bố mẹ đưa đến nhập học bằng xe hơi, thậm chí có đứa còn có cả xe riêng đưa đón.
Nhìn bộ quần áo nhà quê mình đang mặc, lại ngước nhìn chị Gia Nam khuôn mặt rạng ngời - chị ấy còn nhà quê hơn mình!
Trong lòng Đinh Tuấn Kiệt có vẻ hơi khó chịu, nó cúi đầu đi thẳng lên phía trước, nó nghĩ thật xấu hổ, thật mất mặt. Nó thậm chí còn muốn giật tay ra khỏi bàn tay của chị Gia Nam, nhất là khi thấy chị đi đôi giày cỏ, nó giả vờ không quen chị.
Mất mặc quá! Nhìn là biết ngay người nhà quê! Nó cảm giác như mọi ánh mắt đang đổ dồn vào nó, mặt nó đỏ như gấc.
Chính những suy nghĩ và hành động đó đã khiến Đinh Tuấn Kiệt sau này tự xỉ vả mình không biết bao nhiêu lần.
Nhưng khi cùng các bậc phụ huynh khác đến văn phòng xếp hàng chờ nộp học phí, nhìn người chị thân thương của mình trên tay cầm một xấp tiền lẻ, Đinh Tuấn Kiệt như muốn bật khóc. Khi các bậc phụ huynh khác trên tay là một tờ tiền rất to, thì trên tay chị là những đồng tiền giấy, hai xu, năm xu, nhàu nát cũ kỹ, trên mỗi đồng tiền còn in dấu mồ hôi nước mắt của chị. Rõ ràng là số học phí này phải gom nhặt chắt bóp rất khó khăn mới có được.
" Ôi dào! Không thể đổi thành tiền chẵn được à? Như vậy làm sao tôi đếm được?" Thầy giáo chủ nhiệm lớp nhăn mặt nhíu mày tỏ vẻ không hài lòng.
"Dạ, dạ, thưa thầy! Thật xin lỗi thầy ạ! Lần sau nhất định sẽ đổi ạ..."
Chị phải cúi đầu, khom người nói những lời dễ nghe trước mặt thầy thì mới qua được cửa này, khiến các bậc phụ huynh xung quanh được một mẻ cười.
Khi đó Đinh Tuấn Kiệt đang ngồi trên chiếc ghế dài cạnh văn phòng nước mắt lưng tròng. Nó mấy lần định đứng dậy gào thật to: " Các người có biết, chị ấy là con gái của huyện trưởng đó!" nhưng đã kìm lại được.
Nó nắm chắc nắm đấm nhỏ của mình, nó hiểu đôi giầy mới nó đang đi tiêu mất không biết bao đêm thức trắng của chị...nó thấy mình thật bất hiếu.
Khi đưa Gia Nam ra cổng, Đinh Tuấn Kiệt một lần nữa đứng trước cổng trường trong lòng tự thề: Sáu năm sau, khi ra khỏi chỗ này mình phải là một sinh viên ưu tú! Gia Nam dùng một hào duy nhất còn lại để mua cho Đinh Tuấn Kiệt một cân táo, sau đó nhắc lại một lần nữa những lời dặn dò đã nói hàng trăm lần rồi mới đi bộ về nhà.
Đinh Tuấn Kiệt nhìn theo dáng của người chị thân yêu, người còn gần hơn cả mẹ đẻ khuất dần trong đám đông, bất giác không cầm được nước mắt, nó bật khóc nức nở.
Bao nhọc nhằn vất vả Tiểu Kiệt mới vào được trung học, gánh nặng trên vai Gia Nam càng nặng thêm. Ban ngày cô lao vào kiếm tiền, cố gắng để dành thêm một ít, đêm đến đặt lưng xuống giường, bất chợt nhìn xuống đôi tay khô ráp, cô giật mình nghĩ đến nhan sắc tuổi trẻ của mình đã âm thầm tàn phai trong ngôi nhà này. Lẽ nào mình phải sống độc than cả đời? Ông vẫn thường xuyên khuyên cô, nhân lúc còn trẻ, nhanh chóng nghĩ đến chuyện đại sự của đời người, nếu không sẽ lỡ mất.
Thực ra nếu dựa vào nhan sắc, phẩm hạnh, gia thế mấy năm trước của Gia Nam, những chàng trai theo đuổi cô đếm không xuể. Chỉ vì sau này nhận nuôi hai ông cháu, liệu có ai bằng lòng nuôi không hai người ăn theo ấy? Một vài người có ý theo đuổi nhưng xũng chỉ được vài ngày là bị gia đình ngăn cản. Chuyện hôn nhân của cô vì thế cứ lầm lũi qua đi.
Trước đây Gia Nam còn trẻ, chưa vội nghĩ đến chuyện này, cô cho rằng mấy anh chàng đó ngay cả chí đàn ông, sự hoài bão cũng không có thì lấy họ - những người cô coi khinh, để làm gì kia chứ? Dần dần, tuổi xuân trôi qua, người theo đuổi cũng ít đi, Gia Nam thậm chí còn có ý định cả đời này sẽ không kết hôn nữa. Cô đâu ngờ, khi Đinh Tuấn Kiệt học lớp 8 và mình đã tròn 30 tuổi lại vẫn có một " mối tình đầu" khó quên.
Hôm đó Gia Nam ra bờ sông giặt quần áo, cô giặt ba tiếng đồng hồ mới xong thùng quần áo của cả nhà. Khi đó đúng hạ tuần tháng Năm, chuẩn bị vào hè nên mặt trời cũng đã bắt đầu chói chang, đến gần trưa thì nắng càng gắt. Gia Nam tay ngâm dưới nước, mặt bị ánh nắng rọi vào, mồ hôi chảy ròng ròng. Gia Nam chỉ nghĩ giặt mau mau về nhà, cô đâu biết có một đôi mắt đang dõi nhìn cô từ phía sau, đôi mắt ấy đã để ý cô từ rất lâu rồi.
Nước sông trong tận đáy, những bông hoa nước tròn trịa trắng xóa, bắn tóe lên theo từng động tác của cô, chúng bắn lên chiếc áo vải hoa màu xanh lam cô đang mặc, lại bắn lên chiếc dây màu đỏ tết hình con bướm buộc trên hai bím tóc cô, bắn vào mắt cô, cô duyên dáng đưa tay áo lên lau. Ánh nắng chiếu xuống mặt sông lấp lánh, ánh nắng chiếu lên người cô cũng lấp lánh ánh vàng. Trong con mắt của họa sĩ Hà Thanh,người con gái đang giặt quần áo bên bờ sông giống như một nàng tiên nữ như đang ngồi soi bóng trên mặt nước.
Gia Nam khi đó tuy đã 30 tuổi, nhưng so thân hình bé nhỏ nên vẫn còn rất mềm mại uyển chuyển, khuôn mặt vốn đã rất thanh tú, thêm vào đó là động tác giặt quần áo nhanh nhẹn thành thục, khiến Hà Thanh thầm ví cô với con chim yến xanh còn sót lại trong một ngày tràn ngập ánh nắng. Anh vốn định đến để vẽ dòng sông tười đẹp bên thị trấn nhỏ này, nhưng thật không ngờ lại bắt gặp cảnh thiếu nữ thôn dã giặt quần áo bên sông! Hà Thanh đã vẽ Gia Nam vào trong tranh của mình.
Gia Nam không hề biết cô đã vô tình trở thành người mẫu cho bức tranh của người đàn ông đang ở sau lưng cô. Khi cô vừa giặt xong, ôm thùng quần áo chuẩn bị đứng lên đi về, nhưng do ngồi xổm quá lâu lại đứng lên đột ngột khiến máu chưa kịp lưu thông lên não. Đột nhiên cô tối sầm mặt mũi rồi ngã nhào xuống sông.
Hà Thanh thấy cô gái chuẩn bị đứng dậy đi về phía mình, đột ngột lại thấy cô chới với về phía sau. Anh còn chưa kịp nghĩ xem là chuyện gì thì lại nghe một tiếng "ùm" rất to như có vật gì rơi xuống nước.
Nhận thấy có người bị ngã xuống nước, Hà Thanh không kịp nghĩ nhiều, cởi vội áo ngoài rôi ba chân bốn cẳng nhào tới nhảy xuống dòng sông.
Nước sông không lạnh cũng không sâu nên việc cứu cô gái kia không có gì khó khăn.
Lý Gia Nam sau khi bị rơi xuống nước vẫn còn rất tỉnh táo, cô tự trách mình lúc nhỏ quá sợ nước. Cô đang vùng vẫy dưới dòng nước, bỗng thấy có người kéo mình, cô vô cùng hoang mang sợ hãi, lập tức dùng hết sức để thoát khỏi bàn tay ấy, thì nghe bên tai có một giọng nói cương quyết vang lên:
" Đừng động đây! Đông đậy nữa cả hai chúng ta sẽ cùng chết! Hãu tin tôi, tôi đang cứu cô!"
Câu nói ấy ngay lập tức phát huy tác dụng - cả đời Gia Nam không quên câu nói lúc ấy. Nó vang lên vào đúng lúc cô tuyệt vọng nhất. Những ngày sau đó Gia Nam vẫn thường mơ thấy cô đang ngập trong làn sóng nước.
Sóng nước tình yêu!
Những ngày tiếp theo, cứ mỗi lần nghĩ đến giọng nói rõ ràng, rành mạch đó tim cô lại run lên, cô thực sự đã bị Hà Thanh hút hồn. Hà Thanh- một chàng trai khí khái bộc trực.
Đưa được Gia Nam lên bờ, hai người nằm vật ra bên bờ sông. Một lúc lâu sau Gia Nam mới nhận ra quần áo của mình đã ướt hết, khi đó là mùa hè nên cô mặc áo khá mỏng, trong tâm tưởng của cô " nam nữ thụ thụ bất thân" khiến cô đỏ bừng mặt. Hà Thanh chỉ liếc nhìn những chỗ nhạy cảm trên thân thể cô rồi đứng dậy nhặt áo của mình đưa cho Gia Nam, còn mình thì quay mặt đi. Cử chỉ này càng khiến Gia Nam đỏ mặt, tim đập nhanh hơn.
Đã ngần này tuổi rồi, nhưng chưa bao giờ cô để cho người đàn ông nào nhìn thấy thân thể mình, mà bản thân cô cũng chưa từng thấy cơ thể của người đàn ông trưởng thành. Điều này khiến cô vừa khó xử vừa xấu hổ.
Hà Thanh quay người đi, cầm khung tranh lên, ngắm nhìn người con gái đang thành hình trong tranh, thầm nghĩ anh không chỉ vẽ em vào tranh mà sẽ phải khắc em vào trong tim.
Lúc này ở nhà, ông nội của Đinh Tuấn Kiệt đang lo lắng đợi, không hiểu sao Gia Nam đi gặt quần áo mà mãi không thấy về thì bỗng thấy Gia Nam ướt như chuột lột đi về. Người thanh niên hộ tống sau lưng trông cũng thảm hại không hơn. Nghe Gia Nam kể tỉ mỉ chuyện vừa rồi, ông già nhìn vị anh hùng cứu mỹ nhân đó suy xét một hồi. Theo kinh nghiệm cuộc đời mách bảo, ông cười vui sướng trong lòng: Chắc chắn sẽ có chuyện xảy ra.
Danh sách chương