Khi mặt trời còn chưa ló dạng, nhưng mặt đất đã cảm nhận hơi ấm của nó, cuối cùng tôi cũng đến được Thanh Miên.
Nhà ga vắng vẻ đìu hiu, chỉ có một mình tôi xuống tàu ở đây. Một nhân viên gác ga tàu phất chiếc cờ màu đỏ trong tay rồi lững thững đi vào trạm gác, đoàn tàu xình xịch lăn bánh, để lại một khoảng lặng mênh mông vô tận.
Ở cổng ga có một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Chưa tới giờ bán hàng nhưng ông chủ đã đứng đánh răng, rửa mặt ở cửa. Nhìn thấy trên kệ bày bánh và nước uống, tôi bèn rút tiền ra mua. Ông chủ thấy sớm thế này đã có khách, liền tươi roi rói mời chào. Tôi nhìn thấy trên kệ còn có hai tờ hướng dẫn du lịch Thanh Miên, bèn lấy hết số tiền thừa để mua một tờ. Tờ giấy đã có phần bạc màu, chắc phải mấy năm rồi không có người hỏi đến nó.
Tuy bầu trời có chút âm u nhưng có thể đoán hôm nay trời sẽ nắng. Từ lúc đặt chân xuống nhà ga, tim tôi bỗng đập nhanh một cách kì lạ, không thể tin được là mình đã đến được nơi hằng mong nhớ bấy lâu. Từng viên gạch, mái ngói, từng ngọn cỏ, cành cây... đều trở nên thực sự thân thiết trong mắt tôi, dường như gắn liền với số mệnh của tôi. Thậm chí tôi còn có cảm giác mình đã từng đến đây.
Tôi không biết khi Thiết Quân và An Tâm yêu nhau, anh ta có yêu quý quê hương của em không. Đây có lẽ là một quy luật tâm lý, khi bạn yêu ai đó một cách sâu sắc thì tất cả những thứ có liên quan đến người ấy đều gợi lên trong bạn sự quan tâm và tò mò khó mà cắt nghĩa được.
Nếu cuộc chia tay giữa Trương Thiết Quân và An Tâm trong căn phòng nhỏ hôm ấy khiến người nghe cảm thấy xót xa thì những gì xảy ra sau đó thực sự đã vượt ngoài dự liệu của bất kỳ ai. Sau này, tôi đã hỏi An Tâm rằng em định bế đứa bé đi đâu, em nói là không biết, khi đó em chỉ muốn rời xa căn phòng chật hẹp đó, cho dù là đi đến chỗ chết cũng được. Em không thể suy nghĩ bất kỳ điều gì được nữa vì trái tim em, tâm hồn em đã vỡ vụn rồi.
Thực ra, An Tâm đã định tìm đến cái chết. Khi một người muốn tìm đến cái chết cũng tức là anh ta đã mất hết niềm tin và hi vọng, chỉ muốn được giải thoát. Nhưng chính vào lúc em đang từng bước tới gần cái chết thì một điều bất ngờ đã xảy ra, ngăn chặn mong muốn ấy của em. Có người muốn giết An Tâm, và việc đó vô tình đã khơi dậy bản năng sống của em.
Đó là một tình huống hết sức nguy hiểm và hiếm gặp, nhưng nó đã xảy ra trong cuộc đời An Tâm. Khi em vừa mới bế đứa bé chạy ra khỏi cổng ký túc xá thì bị ai đó ôm chặt từ phía sau. Theo bản năng, em muốn kêu lên nhưng một lưỡi dao sắc nhọn đã kề ngay vào cổ họng em. Người ôm em là đàn ông, có dáng cao gầy, hắn bắt em đi về phía trước. Đúng lúc đó, con trai An Tâm khóc thét lên. Phía trước có một chiếc xe ô tô, vừa nhìn em đã nhận ra chiếc xe đó.
Một chiếc Santana 2000 mới cứng.
Người đàn ông phía sau bước lên mở cửa xe rồi đẩy em vào trong. An Tâm nhìn thấy phía sau hắn còn có một gã đồng bọn dáng thấp lùn nhưng rất to khỏe. Trời tối quá nên em không nhìn rõ mặt gã. Trong khoảng khắc bị đẩy lên xe và con dao cũng tạm thời rời khỏi cổ, An Tâm đã chuyển con sang một tay, tay còn lại lấy hết sức bình sinh đấm mạnh về phía sau, trúng vào ngực của kẻ đang khống chế em. Hắn vô cùng bất ngờ trước đòn tấn công của em, không kịp đề phòng, ngã ngửa về phía sau. Gã đồng bọn dữ dằn đang đứng trước mặt em, không để gã có thời gian định thần, An Tâm liền tung ra một cú đá. Đã lâu em không luyện Taekwondo nhưng sức mạnh và kỹ thuật thì vẫn còn, em vung chân lên, đập thẳng vào đầu gã. Gã đồng bọn tuy vạm vỡ, khỏe mạnh nhưng chắc hắn không thể ngờ được một người đàn bà tay bế con mà có thể ra đòn quyết liệt đến như vậy. Sau cú đá đó, gã ta ngã nhào xuống đất. Nhân lúc bọn bắt cóc chưa kịp đứng dậy, An Tâm vội vã chạy về ký túc xá, không ngừng hét gọi Thiết Quân.
Hình như Thiết Quân đã nghe thấy tiếng gọi thất thanh của em và tiếng khóc của đứa bé, anh ta vội mở cửa ngó ra ngoài, đúng lúc An Tâm chạy tới. Tuy không nhìn thấy phía sau em còn có những ai nhưng Thiết Quân vẫn cẩn thận đóng cửa lại. An Tâm đặt đứa bé lên giường, sau đó kéo bàn chặn vào cửa. Đến lúc đó, Thiết Quân mới lờ mờ đoán được có chuyện không hay xảy ra, nhưng anh ta không nghĩ nó nghiêm trọng nên không có phản ứng gì. Vẫn giữ bộ mặt lạnh lùng, một tay đút vào túi quần, Thiết Quân lạnh nhạt hỏi: “Sao? Cô muốn làm gì đây?” An Tâm chưa kịp trả lời thì cánh cửa vang lên một tiếng “rầm”, nứt ra một kẽ hở, lại “ram﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ramrầm” một tiếng nữa, cánh của long ra. Đến lúc đó, Thiết Quân mới ý thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc, anh ta chưa từng nhìn thấy cảnh này bao giờ nên vô cùng hốt hoảng. Thấy An Tâm cố gắng giữ chiếc bàn, anh ta mới vội vàng chạy đến giúp một tay, vừa mới đặt tay lên bàn, bỗng vang lên hai tiếng “đoàng”, sau đó Thiết Quân ngã vật ra sàn nhà. Một viên đạn xuyên qua khe cửa ghim thẳng vào người anh ta. An Tâm vội quỳ xuống, nấp sau bàn, nhìn Thiết Quân nằm trên đất, máu chảy ra thấm ướt vai và ngực. An Tâm vỗ vào mặt anh ta, không thấy anh ta động đậy, gọi “Thiết Quân” cũng không thấy anh ta trả lời. Lại “rầm” một tiếng nữa, một thanh gỗ đâm thẳng vào cửa, làm nứt ra một khe lớn. An Tâm không cố thủ sau bàn nữa mà lao đến ôm lấy con trai, đạp mạnh vào cửa sổ, phi người qua đó rồi dùng cả tay và chân bám chặt vào cây cột gỗ dưới sàn nhà, từ từ trượt xuống. Cột gỗ thô ráp khiến tay và quần áo em rách hết... Trượt được một nửa, An Tâm kiệt sức, ôm chặt đứa bé vào lòng, cả người rơi xuống sông. Hình như em bất tỉnh mấy giây liền, may mà tiếng khóc của đứa bé đã gọi em tỉnh lại. Con trai vẫn nằm trong lòng, hai mẹ con bị rơi từ trên cao xuống mà không chết, An Tâm không khỏi cảm thấy kinh ngạc và may mắn. Sau đó, em nghe thấy tiếng cửa bị phá tung, vội ôm con cố gắng bơi qua sông sang bờ bên kia.
Sương mù giăng kín mặt sông, che mất quang cảnh bên kia bờ, đồng thời cũng che chở cho hai mẹ con em thoát hiểm, nếu không chỉ một phát súng cũng đủ để kết liễu hai người. An Tâm dùng hết sức bơi về phía trước, hơi thở đã có vẻ yếu ớt, may thay nước sông dần rút, em cố nâng đứa bé lên cao, thằng bé vẫn khóc. Ngoài hơi thở đứt quãng của em thì chỉ có tiếng khóc của thằng bé là âm thanh duy nhất xé tan màn đêm tĩnh lặng.
An Tâm không nhớ mình đã vật lộn trong nước lạnh bao lâu, nhưng khi nước thấp tới bụng thì em nhìn thấy bờ và một hàng cây mờ mờ. Hai chân An Tâm mỏi nhừ, nhưng cuối cùng cũng đã sờ được tới cát, người em nặng trĩu như phải cõng một quả núi, em ngã khuỵu xuống bãi cát. Thằng bé khóc không thành tiếng. An Tâm quay đầu nhìn lại, căn nhà gỗ và tiếng phá cửa đã bị màn đêm che khuất.
Nước mắt chảy vào miệng em mặn chát. Em lấy hết sức gào lên hai tiếng: “Thiết Quân!”, nhưng dường như không thốt được nên lời.
Khi em tìm được tới trụ sở đội Phòng chống ma túy thì đã mệt lả. Đồng nghiệp tiêm cho em và xử lý vết thương ở tay. Gần sáng, An Tâm và sếp Phan quay lại ký túc xá. Mặt trời vừa mới ló dạng, bầu trời phía đông nhuộm một màu đỏ rực, An Tâm nhìn sang phía bờ đối diện, núi non trùng điệp, mặt sông phẳng lặng như gương, nước sông đỏ như máu. Mặt đất nơi em đang đứng mang màu đỏ tía đặc trưng của đất đai vùng Vân Nam, dưới ánh nắng mặt trời, nó cũng có một màu đỏ như máu. Đường phố xung quanh đều bị cảnh sát phong tỏa. Nhân viên pháp y đã khám nghiệm xong hiện trường, một vài cảnh sát đang chuẩn bị ra về. Chỉ sau một đêm mà cảnh vật nơi đây đã trở nên hoang tàn và thê lương quá đỗi.
Lúc An Tâm đến thì Thiết Quân đã không còn ở đó nữa. Em đã sớm biết như vậy nhưng trong lòng vẫn không tránh khỏi chua xót khi bước vào căn phòng nhỏ tan hoang. Một cảnh sát tiến đến, hỏi em về việc xảy ra đêm hôm trước, em không trả lời mà khóc lóc hỏi: “Chồng tôi đâu? Anh ấy bị thương có nặng không?”
Sếp Phan nói với viên cảnh sát mấy câu, đại ý để An Tâm nhìn thấy Thiết Quân trước rồi hãy hỏi. Cảnh sát gật đầu, nói đã đưa anh ta đến bệnh viện rồi. Thế là sếp Phan và An Tâm lên xe, đi thẳng đến bệnh viện.
Khi họ đến bệnh viện thì người của đội Phòng chống ma túy đã đợi sẵn ở đó. Một cảnh sát dẫn hai người đi gặp Thiết Quân, nhưng không phải là đến phòng phẫu thuật hay phòng bệnh, mà là nhà xác.
Trước cửa nhà xác có rất nhiều người, có người của đội Phòng chống ma túy và cũng có những người An Tâm không quen biết, trong đó chỉ có một người trung niên mà An Tâm thấy quen quen, hình như là lãnh đạo tờ Nhật Báo Nam Đức. Em không nhớ đã có bao nhiêu cánh tay đưa ra dìu mình đi vào trong, chỉ thấy trong phòng lạnh có một chiếc giường, bên trên là một tấm vải trắng phủ lên một thân người. An Tâm bước đi như một cái máy, đến khi miếng vải trắng được kéo xuống, em cảm thấy như có một lưỡi dao đâm thẳng vào tim, cả người nặng trĩu, đau đớn, ngã vào vòng tay của mọi người, mất hết tri giác.
Khi em tỉnh lại thì thấy mình đang nằm trên giường, xung quanh là ánh đèn sáng lóa. Một nữ cảnh sát trung niên ngồi bên cạnh, thấy em tỉnh lại liền quay sang nhìn, nói: “Em tỉnh rồi à?” Em muốn ngồi dậy nhưng nữ cảnh sát đó không cho, nói: “Nằm xuống, nằm xuống. Em mới tiêm xong, không nên ngồi dậy.”
An Tâm vội hỏi: “Đây là đâu?”
“Đây là bệnh viện. Em nghỉ ngơi đi, nếu em kiệt sức thì con trai phải làm thế nào đây? Phải nghĩ cho con chứ.” Nữ cảnh sát đáp.
Em ngẩn người ra một lúc, giống như đang cố nhớ lại điều thì dó, sau đó nói: “Em muốn gặp con...”
Một tiếng sau, thằng bé được bế tới chỗ An Tâm. Hình như nó mới được ăn no, tuy trên mặt còn vài phần hoảng sợ nhưng khi nhìn thấy em, nó bỗng nhoẻn miệng cười. An Tâm ôm chặt lấy thằng bé, trước mặt sếp Phan, trước mặt bác sĩ, y tá và đồng đội, em òa khóc nức nở.
Mấy nữ cảnh sát đứng bên cạnh sụt sùi theo, ngay cả sếp Phan cũng hai mắt đỏ hoe, họ không khuyên nhủ em, muốn để em khóc một trận thoải mái. Những lúc như thế, không lời khuyên giải nào là hữu ích cả.
Mẹ Thiết Quân đến Nam Đức ngay trong đêm đó. Ra đón bà ta ở ga tàu có thư ký của Chủ tịch thành phố Nam Đức và lãnh đạo của Sở Cảnh sát. Họ trịnh trọng đưa bà ta đến bệnh viện, mời bà ta vào phòng khách uống trà, sau đó, thư ký đã bào tin dữ cho bà ta.
Khi đến, mẹ Thiết Quân không biết con trai mình đã chết. Buổi sáng, khi bà ta định đến nhà cùa vị chủ nhiệm, bạn của chồng, để nói chuyện của Thiết Quân thì nhận được điện thoại của Hội Phụ nữ thành phố Bình Quảng, nói là có một cuộc điện thoại từ Nam Đức gọi đến, báo tin Thiết Quân bị một tên tội phạm bắn bị thương, hiện đang chữa trị ở bệnh viện, bảo bà ta đến Nam Đức thăm con trai. Bấy giờ, mẹ Thiết Quân mới chắc chắn con trai mình đã đi Nam Đức. Xuống tàu, thấy người của thành ủy Nam Đức ra đón, bà ta cũng không nghĩ sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra. Dọc đường từ nhà ga đến bệnh viện, bà ta luôn giữ thái độ bình tĩnh và khách sáo.
Nghe tin xấu, mẹ Thiết Quân nhất thời không có phản ứng gì, cả người ngây ra như tượng gỗ. Thư ký Chủ tịch thành phố tưởng bà ta bị chấn động quá mức, bèn cẩn trọng mời phó Sở Cảnh sát Nam Đức lên trình bày vụ việc. Vị Sở phó kia mới nói được hai câu, đến đoạn hung thủ bắn chết Thiết Quân có bố mẹ bị xử tử vì tội buôn bán ma túy nên hắn ta quay lại trả thù thì mẹ Thiết Quân bỗng khóc nấc lên. Tiếng khóc vạn phần đau thương, ai oán, làm nhói lòng tất cả những người có mặt ở đó.
An Tâm đứng ngoài cửa nghe từ đầu đến cuối. Sếp Phan đã dìu em chống nạng đi đến. Trước đó, bác sĩ khám cho em và phát hiện em bị rất nhiều thương tích, đùi và tay đều bị rách da, chân bị rạn xương. Khi em đến được trụ sở đội, máu đã chảy thấm ướt cả áo. Sếp Phan dặn dò: “An Tâm, chú biết cháu rất buồn, nhưng bà ấy còn buồn hơn cháu. Bà ấy chỉ có một đứa con trai duy nhất, mới hai mươi tám tuổi, chuyện này thật khó mà chịu đựng được. Khi vào, cháu đừng khóc, cũng đừng nói những lời làm bà ấy thêm đau lòng, hãy khuyên nhủ bà ấy. Cháu mà khóc, bà ấy càng không chịu nổi, hiểu không?”
An Tâm chỉ đáp một tiếng “vâng”, nói rồi nước mắt rơi lã chã.
Sếp Phan định dìu em đi chỗ khác để bình tâm lại, đúng lúc đó trong phòng vang lên tiếng khóc đau đớn của mẹ Thiết Quân. An Tâm lập tức vứt nạng đi, khập khiễng bước vào phòng, quỳ xuống dưới chân mẹ Thiết Quân, vùa khóc vừa nói: “Mẹ, mẹ để con đi theo anh ấy đi, con nhớ anh ấy...”
Lúc đó, em biết mình rất yêu Thiết Quân, Thiết Quân cũng đối xử rất tốt với em và đứa bé. Anh ta là một người chồng tốt. Một năm sau, khi nhắc lại cái chết của Thiết Quân, An Tâm vẫn khóc một cách đau đớn, chứng tỏ việc mất đi Thiết Quân vẫn là vết thương không thể nào chữa lành trong lòng em.
Mẹ Thiết Quân cũng khóc đến chết đi sống lại, nhưng bà ta kiên quyết đẩy An Tâm ra, ra sức đay nghiến, chửi rủa em, khiến những người có mặt tại đó đều kinh ngạc.
“Mày đúng là đồ tiện nhân! Thiết Quân là do mày hại chết, giờ mày còn không buông tha cho nó. Mày hại chết nó, giờ mày còn muốn thế nào nữa?”
Người mẹ già tuổi đã ngoài năm mươi, tóc bạc da mồi ấy dùng hết sức lực trút nỗi uất hận trong lòng lên đầu con dâu, bà ta quát to đến mức khàn cả cổ, chữ nọ xọ chữ kia, không nghe ra là đang nói gì, nhưng mọi người biết bà ta đang dùng những lời lẽ cay độc nhất để mắng chửi An Tâm. An Tâm quỳ dưới đất, toàn thân run rẩy, không nói nên lời. Mẹ Thiết Quân lao tới, hình như muốn đánh em, mọi người cuống cuồng can ngăn. An Tâm lập tức được đưa ra khỏi phòng, em khóc không thành tiếng, đầu óc quay cuồng.
Bác sĩ khám cho em và dặn y tá tiêm cho em một liều thuốc. Hình như đó là thuốc ngủ, vì chỉ mười phút sau, em đã thôi khóc và chìm dần vào giấc ngủ, đến tận sáng hôm sau mới tỉnh lại.
Sau đó, một vài đồng nghiệp ở đội Phòng chống ma túy và đồng nghiệp của Thiết Quân đến thăm em. Đội trưởng đội Cảnh sát hình sự cũng đến, An Tâm hỏi ông ta về tình hình vụ án. Theo lời đội trưởng thì manh mối của vụ án không nhiều.
Cả ngày hôm đó, không ai dám nhắc đến chuyện của Thiết Quân trước mặt em, thậm chí cả chuyện hậu sự của anh ta, em cũng không được biết. Và sếp Phan cũng không đến thăm em.
Hôm sau, sếp Phan dẫn theo hai người đến bệnh viện. Vừa nhìn thấy họ, An Tâm đã òa khóc, gọi: “Bố, mẹ!”
Sáng hôm đó, bố mẹ của An Tâm đi tàu hỏa đến Nam Đức, sếp Phan ra ga đón họ. Bố An Tâm mang cho em mấy thang thuốc bổ, còn mẹ thì ôm lấy em, để em khóc một trận cho thỏa thuê. Bà cũng khóc, nói: “Con à, về với bố mẹ đi. Cả nhà chúng ta sẽ không xa nhau nữa.” Bố mẹ An Tâm nói rất nhiều lời an ủi em. Những lời đó, người khác cũng từng nói với em, nhưng khi chúng được thốt ra từ miệng ông bà An, cảm giác vẫn thật khác biệt. Đó chính là sự khác biệt giữa người dưng và người thân, tuy có thể không gần gũi như bạn bè, đồng nghiệp, nhưng một khi có chuyện xảy ra, chỉ có họ mới làm cho vết thương của bạn thôi rỉ máu, khiến lòng bạn thực sự an tĩnh lại.
Khi tâm trạng của An Tâm đã dần ổn định, sếp Phan quay lại phòng bệnh, bảo bố mẹ em đi gặp bác sĩ. Bố mẹ An Tâm đi rồi, trong phòng chỉ còn sếp Phan và An Tâm. Sếp Phan nói qua về việc tổ chức đám tang cho Thiết Quân. Mẹ Thiết Quân đã bàn bạc việc tổ chức đám tang với lãnh đạo tỉnh mà không hề hỏi ý kiến em.
Mẹ Thiết Quân đã nói với lãnh đạo tỉnh và Sở Cảnh sát Nam Đức về chuyện đứa bé không phải là con ruột của Thiết Quân. Để tước bỏ quyền làm vợ hợp pháp của An Tâm, mẹ Thiết Quân không ngần ngại vạch áo cho người xem lưng. Bà ta cho rằng, cái chết của con trai hoàn toàn là do lỗi của An Tâm, cả đời này bà ta sẽ không tha thứ cho em. Bà ta không chấp nhận em là con dâu nữa, không công nhận em là vợ của Thiết Quân nữa. Mặc dù trên pháp luật, An Tâm và Thiết Quân vẫn chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng, nhưng trong tay mẹ Thiết Quân có giấy tờ chứng minh Thiết Quân không phải là bố của đứa bé và trước khi chết, Thiết Quân đã chấm dứt quan hệ vợ chồng với An Tâm, do đó, bà ta hoàn toàn có quyền không cho An Tâm tham gia tang lễ. Bà ta nói đó không phải là ý kiến riêng của bà mà còn là ý nguyện của Thiết Quân. Bà ta không thể để con trai chết mà không nhắm mắt. Mẹ Thiết Quân không đồng ý hỏa táng thi thể con trai ở Nam Đức mà muốn đưa về Bình Quảng, chôn cạnh mộ của bố.
Khi nói chuyện với An Tâm, sếp Phan đã hết sức tế nhị, khuyên em không cần lo lắng cho tang lễ của Thiết Quân, đã có mẹ anh ta và lãnh đạo tỉnh lo liệu. Ông ta còn khuyên em hãy thông cảm cho mẹ Thiết Quân, kẻ đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh, bà ta cũng vô cùng đau khổ. Ông ta không muốn làm em tổn thương thêm nữa. An Tâm nghe sếp Phan nói xong, chỉ gật đầu đồng ý.
Sáng hôm sau, An Tâm xin được xuất viện, em không muốn tiêu tốn tiền khám chữa bệnh của toàn đội. Sếp Phan ra lệnh thuê cho mẹ con em một phòng để ở tạm cùng bố mẹ. Căn phòng cũ tuy đã sửa lại cửa nhưng không thể quay về đó được, vì có thể Mao Kiệt sẽ quay lại tìm em. Bố mẹ An Tâm muốn đưa em về Thanh Miên, nhưng vụ án này chưa kết thúc, còn cần em đứng ra làm chứng nên cảnh sát muốn em ở lại Nam Đức thêm một thời gian nữa. Hơn nữa, em cũng muốn về Bình Quảng để đưa tiễn Thiết Quân, nên chưa thể quay về cùng bố mẹ được.
Ở cùng bố mẹ được hai ngày, An Tâm đã bảo ông bà cứ quay về Thanh Miên trước, em sẽ ổn thôi. Thực ra An Tâm rất thương nhớ bố mẹ nhưng nếu bốn người cùng ở đây thì sẽ tốn rất nhiều tiền, mà đó là tiền quỹ của đội, nên em thấy rất áy náy. Sếp Phan biết tin, vội chạy đến giữ ông bà An lại, nói chỉ có chút tiền thuê nhà, chẳng đáng là bao, nhưng em vẫn kiên quyết bảo bố mẹ về. Trước khi về quê, mẹ An Tâm đã đeo vào cổ em một sợi dây chuyền mặt ngọc hình Quan Âm Bồ Tát, nói đã nhờ sư thầy niệm chú, rất linh nghiệm, sợi dây sẽ giúp em được bình an. Nói rồi, bà ôm lấy con gái, nước mắt chảy dài, quyến luyến không nỡ rời. Bố của An Tâm còn đưa cho sếp Phan một nghìn tệ, nhờ ông đưa cho An Tâm để em tẩm bổ thêm. Mới ốm có mấy hôm mà An Tâm đã gầy xọp đi, mặt mũi tái xanh tái xám. Bố em là thầy thuốc đông y, biết nếu ăn uống không đủ chất thì sẽ rất dễ kéo theo bệnh tật, nên ông nhờ sếp Phan đưa tiền cho An Tâm, sợ rằng mình đưa thì em sẽ không cầm.
Bố mẹ An Tâm về quê, mang theo cả đứa bé. Thằng bé rất ngoan, không hề quấy khóc, thấy vậy An Tâm chỉ muốn rớt nước mắt, khổ thân nó, mới chưa đầy một tuổi.
Tiễn bố mẹ về xong, An Tâm dọn về trụ sở đội, ở ngay trong phòng làm việc. Sếp Phan và anh em trong đội đều đồng ý, còn giúp em chuyển đồ. Sau hôm Thiết Quân chết, An Tâm trở nên lặng lẽ, ít nói hơn hẳn, dường như em đã trở thành một người khác. Đồng nghiệp lắp cho em một chiếc điện thoại bàn để ở đầu giường, vừa lắp xong chưa đầy năm phút, điện thoại bỗng đổ chuông. Một người nghe máy, nghiêm nghị nói: “A lô, đội Phòng chống ma túy xin nghe.” Người đầu dây bên kia nói gì đó, đồng nghiệp nhíu mày rồi đưa cho An Tâm, hỏi: “Điện thoại riêng của em, sao lại gọi vào số này?”
Đó là đường dây nóng của đội, theo quy định thì không được dùng vào việc riêng. Nếu không phải em đang gặp chuyện buồn thì chắc chắn sẽ bị phê bình. An Tâm đứng lên nghe điện thoại.
“Này, hậu sự của chồng cô đã lo xong chưa?”
Giọng nói đàn ông cất lên trong ống nghe rõ mồn một như gọi tới từ phòng bên cạnh nhưng An Tâm nhất thời không nghĩ ra đó là ai. Em ngẩn ra, không nói nên lời.
Người đàn ông đó cũng im lặng một lát rồi hỏi tiếp: “Nhà tôi bị chết hai người, có phải cô vẫn nợ tôi một mạng không nhỉ?”
Hắn ta hỏi một cách thản nhiên, giống như đang nói chuyện gia đình thường ngày vậy. Toàn thân An Tâm run rẩy, đến đồng nghiệp đứng bên cạnh cũng nhận ra điều đó, vậy mà em đã trả lời hắn một cách rành rọt và bình tĩnh đến kì lạ.
“Được, anh ở đâu, tôi đến gặp anh, tôi trả lại cho anh cái mạng đó.”
Tất cả đồng nghiệp của An Tâm đều nhận ra sự bất thường đó, đưa mắt nhìn em. Trước khi dập máy, họ còn nghe thấy em nói một câu: “Được, tôi đi một mình, không gặp không về.”
Nhà ga vắng vẻ đìu hiu, chỉ có một mình tôi xuống tàu ở đây. Một nhân viên gác ga tàu phất chiếc cờ màu đỏ trong tay rồi lững thững đi vào trạm gác, đoàn tàu xình xịch lăn bánh, để lại một khoảng lặng mênh mông vô tận.
Ở cổng ga có một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Chưa tới giờ bán hàng nhưng ông chủ đã đứng đánh răng, rửa mặt ở cửa. Nhìn thấy trên kệ bày bánh và nước uống, tôi bèn rút tiền ra mua. Ông chủ thấy sớm thế này đã có khách, liền tươi roi rói mời chào. Tôi nhìn thấy trên kệ còn có hai tờ hướng dẫn du lịch Thanh Miên, bèn lấy hết số tiền thừa để mua một tờ. Tờ giấy đã có phần bạc màu, chắc phải mấy năm rồi không có người hỏi đến nó.
Tuy bầu trời có chút âm u nhưng có thể đoán hôm nay trời sẽ nắng. Từ lúc đặt chân xuống nhà ga, tim tôi bỗng đập nhanh một cách kì lạ, không thể tin được là mình đã đến được nơi hằng mong nhớ bấy lâu. Từng viên gạch, mái ngói, từng ngọn cỏ, cành cây... đều trở nên thực sự thân thiết trong mắt tôi, dường như gắn liền với số mệnh của tôi. Thậm chí tôi còn có cảm giác mình đã từng đến đây.
Tôi không biết khi Thiết Quân và An Tâm yêu nhau, anh ta có yêu quý quê hương của em không. Đây có lẽ là một quy luật tâm lý, khi bạn yêu ai đó một cách sâu sắc thì tất cả những thứ có liên quan đến người ấy đều gợi lên trong bạn sự quan tâm và tò mò khó mà cắt nghĩa được.
Nếu cuộc chia tay giữa Trương Thiết Quân và An Tâm trong căn phòng nhỏ hôm ấy khiến người nghe cảm thấy xót xa thì những gì xảy ra sau đó thực sự đã vượt ngoài dự liệu của bất kỳ ai. Sau này, tôi đã hỏi An Tâm rằng em định bế đứa bé đi đâu, em nói là không biết, khi đó em chỉ muốn rời xa căn phòng chật hẹp đó, cho dù là đi đến chỗ chết cũng được. Em không thể suy nghĩ bất kỳ điều gì được nữa vì trái tim em, tâm hồn em đã vỡ vụn rồi.
Thực ra, An Tâm đã định tìm đến cái chết. Khi một người muốn tìm đến cái chết cũng tức là anh ta đã mất hết niềm tin và hi vọng, chỉ muốn được giải thoát. Nhưng chính vào lúc em đang từng bước tới gần cái chết thì một điều bất ngờ đã xảy ra, ngăn chặn mong muốn ấy của em. Có người muốn giết An Tâm, và việc đó vô tình đã khơi dậy bản năng sống của em.
Đó là một tình huống hết sức nguy hiểm và hiếm gặp, nhưng nó đã xảy ra trong cuộc đời An Tâm. Khi em vừa mới bế đứa bé chạy ra khỏi cổng ký túc xá thì bị ai đó ôm chặt từ phía sau. Theo bản năng, em muốn kêu lên nhưng một lưỡi dao sắc nhọn đã kề ngay vào cổ họng em. Người ôm em là đàn ông, có dáng cao gầy, hắn bắt em đi về phía trước. Đúng lúc đó, con trai An Tâm khóc thét lên. Phía trước có một chiếc xe ô tô, vừa nhìn em đã nhận ra chiếc xe đó.
Một chiếc Santana 2000 mới cứng.
Người đàn ông phía sau bước lên mở cửa xe rồi đẩy em vào trong. An Tâm nhìn thấy phía sau hắn còn có một gã đồng bọn dáng thấp lùn nhưng rất to khỏe. Trời tối quá nên em không nhìn rõ mặt gã. Trong khoảng khắc bị đẩy lên xe và con dao cũng tạm thời rời khỏi cổ, An Tâm đã chuyển con sang một tay, tay còn lại lấy hết sức bình sinh đấm mạnh về phía sau, trúng vào ngực của kẻ đang khống chế em. Hắn vô cùng bất ngờ trước đòn tấn công của em, không kịp đề phòng, ngã ngửa về phía sau. Gã đồng bọn dữ dằn đang đứng trước mặt em, không để gã có thời gian định thần, An Tâm liền tung ra một cú đá. Đã lâu em không luyện Taekwondo nhưng sức mạnh và kỹ thuật thì vẫn còn, em vung chân lên, đập thẳng vào đầu gã. Gã đồng bọn tuy vạm vỡ, khỏe mạnh nhưng chắc hắn không thể ngờ được một người đàn bà tay bế con mà có thể ra đòn quyết liệt đến như vậy. Sau cú đá đó, gã ta ngã nhào xuống đất. Nhân lúc bọn bắt cóc chưa kịp đứng dậy, An Tâm vội vã chạy về ký túc xá, không ngừng hét gọi Thiết Quân.
Hình như Thiết Quân đã nghe thấy tiếng gọi thất thanh của em và tiếng khóc của đứa bé, anh ta vội mở cửa ngó ra ngoài, đúng lúc An Tâm chạy tới. Tuy không nhìn thấy phía sau em còn có những ai nhưng Thiết Quân vẫn cẩn thận đóng cửa lại. An Tâm đặt đứa bé lên giường, sau đó kéo bàn chặn vào cửa. Đến lúc đó, Thiết Quân mới lờ mờ đoán được có chuyện không hay xảy ra, nhưng anh ta không nghĩ nó nghiêm trọng nên không có phản ứng gì. Vẫn giữ bộ mặt lạnh lùng, một tay đút vào túi quần, Thiết Quân lạnh nhạt hỏi: “Sao? Cô muốn làm gì đây?” An Tâm chưa kịp trả lời thì cánh cửa vang lên một tiếng “rầm”, nứt ra một kẽ hở, lại “ram﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ramrầm” một tiếng nữa, cánh của long ra. Đến lúc đó, Thiết Quân mới ý thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc, anh ta chưa từng nhìn thấy cảnh này bao giờ nên vô cùng hốt hoảng. Thấy An Tâm cố gắng giữ chiếc bàn, anh ta mới vội vàng chạy đến giúp một tay, vừa mới đặt tay lên bàn, bỗng vang lên hai tiếng “đoàng”, sau đó Thiết Quân ngã vật ra sàn nhà. Một viên đạn xuyên qua khe cửa ghim thẳng vào người anh ta. An Tâm vội quỳ xuống, nấp sau bàn, nhìn Thiết Quân nằm trên đất, máu chảy ra thấm ướt vai và ngực. An Tâm vỗ vào mặt anh ta, không thấy anh ta động đậy, gọi “Thiết Quân” cũng không thấy anh ta trả lời. Lại “rầm” một tiếng nữa, một thanh gỗ đâm thẳng vào cửa, làm nứt ra một khe lớn. An Tâm không cố thủ sau bàn nữa mà lao đến ôm lấy con trai, đạp mạnh vào cửa sổ, phi người qua đó rồi dùng cả tay và chân bám chặt vào cây cột gỗ dưới sàn nhà, từ từ trượt xuống. Cột gỗ thô ráp khiến tay và quần áo em rách hết... Trượt được một nửa, An Tâm kiệt sức, ôm chặt đứa bé vào lòng, cả người rơi xuống sông. Hình như em bất tỉnh mấy giây liền, may mà tiếng khóc của đứa bé đã gọi em tỉnh lại. Con trai vẫn nằm trong lòng, hai mẹ con bị rơi từ trên cao xuống mà không chết, An Tâm không khỏi cảm thấy kinh ngạc và may mắn. Sau đó, em nghe thấy tiếng cửa bị phá tung, vội ôm con cố gắng bơi qua sông sang bờ bên kia.
Sương mù giăng kín mặt sông, che mất quang cảnh bên kia bờ, đồng thời cũng che chở cho hai mẹ con em thoát hiểm, nếu không chỉ một phát súng cũng đủ để kết liễu hai người. An Tâm dùng hết sức bơi về phía trước, hơi thở đã có vẻ yếu ớt, may thay nước sông dần rút, em cố nâng đứa bé lên cao, thằng bé vẫn khóc. Ngoài hơi thở đứt quãng của em thì chỉ có tiếng khóc của thằng bé là âm thanh duy nhất xé tan màn đêm tĩnh lặng.
An Tâm không nhớ mình đã vật lộn trong nước lạnh bao lâu, nhưng khi nước thấp tới bụng thì em nhìn thấy bờ và một hàng cây mờ mờ. Hai chân An Tâm mỏi nhừ, nhưng cuối cùng cũng đã sờ được tới cát, người em nặng trĩu như phải cõng một quả núi, em ngã khuỵu xuống bãi cát. Thằng bé khóc không thành tiếng. An Tâm quay đầu nhìn lại, căn nhà gỗ và tiếng phá cửa đã bị màn đêm che khuất.
Nước mắt chảy vào miệng em mặn chát. Em lấy hết sức gào lên hai tiếng: “Thiết Quân!”, nhưng dường như không thốt được nên lời.
Khi em tìm được tới trụ sở đội Phòng chống ma túy thì đã mệt lả. Đồng nghiệp tiêm cho em và xử lý vết thương ở tay. Gần sáng, An Tâm và sếp Phan quay lại ký túc xá. Mặt trời vừa mới ló dạng, bầu trời phía đông nhuộm một màu đỏ rực, An Tâm nhìn sang phía bờ đối diện, núi non trùng điệp, mặt sông phẳng lặng như gương, nước sông đỏ như máu. Mặt đất nơi em đang đứng mang màu đỏ tía đặc trưng của đất đai vùng Vân Nam, dưới ánh nắng mặt trời, nó cũng có một màu đỏ như máu. Đường phố xung quanh đều bị cảnh sát phong tỏa. Nhân viên pháp y đã khám nghiệm xong hiện trường, một vài cảnh sát đang chuẩn bị ra về. Chỉ sau một đêm mà cảnh vật nơi đây đã trở nên hoang tàn và thê lương quá đỗi.
Lúc An Tâm đến thì Thiết Quân đã không còn ở đó nữa. Em đã sớm biết như vậy nhưng trong lòng vẫn không tránh khỏi chua xót khi bước vào căn phòng nhỏ tan hoang. Một cảnh sát tiến đến, hỏi em về việc xảy ra đêm hôm trước, em không trả lời mà khóc lóc hỏi: “Chồng tôi đâu? Anh ấy bị thương có nặng không?”
Sếp Phan nói với viên cảnh sát mấy câu, đại ý để An Tâm nhìn thấy Thiết Quân trước rồi hãy hỏi. Cảnh sát gật đầu, nói đã đưa anh ta đến bệnh viện rồi. Thế là sếp Phan và An Tâm lên xe, đi thẳng đến bệnh viện.
Khi họ đến bệnh viện thì người của đội Phòng chống ma túy đã đợi sẵn ở đó. Một cảnh sát dẫn hai người đi gặp Thiết Quân, nhưng không phải là đến phòng phẫu thuật hay phòng bệnh, mà là nhà xác.
Trước cửa nhà xác có rất nhiều người, có người của đội Phòng chống ma túy và cũng có những người An Tâm không quen biết, trong đó chỉ có một người trung niên mà An Tâm thấy quen quen, hình như là lãnh đạo tờ Nhật Báo Nam Đức. Em không nhớ đã có bao nhiêu cánh tay đưa ra dìu mình đi vào trong, chỉ thấy trong phòng lạnh có một chiếc giường, bên trên là một tấm vải trắng phủ lên một thân người. An Tâm bước đi như một cái máy, đến khi miếng vải trắng được kéo xuống, em cảm thấy như có một lưỡi dao đâm thẳng vào tim, cả người nặng trĩu, đau đớn, ngã vào vòng tay của mọi người, mất hết tri giác.
Khi em tỉnh lại thì thấy mình đang nằm trên giường, xung quanh là ánh đèn sáng lóa. Một nữ cảnh sát trung niên ngồi bên cạnh, thấy em tỉnh lại liền quay sang nhìn, nói: “Em tỉnh rồi à?” Em muốn ngồi dậy nhưng nữ cảnh sát đó không cho, nói: “Nằm xuống, nằm xuống. Em mới tiêm xong, không nên ngồi dậy.”
An Tâm vội hỏi: “Đây là đâu?”
“Đây là bệnh viện. Em nghỉ ngơi đi, nếu em kiệt sức thì con trai phải làm thế nào đây? Phải nghĩ cho con chứ.” Nữ cảnh sát đáp.
Em ngẩn người ra một lúc, giống như đang cố nhớ lại điều thì dó, sau đó nói: “Em muốn gặp con...”
Một tiếng sau, thằng bé được bế tới chỗ An Tâm. Hình như nó mới được ăn no, tuy trên mặt còn vài phần hoảng sợ nhưng khi nhìn thấy em, nó bỗng nhoẻn miệng cười. An Tâm ôm chặt lấy thằng bé, trước mặt sếp Phan, trước mặt bác sĩ, y tá và đồng đội, em òa khóc nức nở.
Mấy nữ cảnh sát đứng bên cạnh sụt sùi theo, ngay cả sếp Phan cũng hai mắt đỏ hoe, họ không khuyên nhủ em, muốn để em khóc một trận thoải mái. Những lúc như thế, không lời khuyên giải nào là hữu ích cả.
Mẹ Thiết Quân đến Nam Đức ngay trong đêm đó. Ra đón bà ta ở ga tàu có thư ký của Chủ tịch thành phố Nam Đức và lãnh đạo của Sở Cảnh sát. Họ trịnh trọng đưa bà ta đến bệnh viện, mời bà ta vào phòng khách uống trà, sau đó, thư ký đã bào tin dữ cho bà ta.
Khi đến, mẹ Thiết Quân không biết con trai mình đã chết. Buổi sáng, khi bà ta định đến nhà cùa vị chủ nhiệm, bạn của chồng, để nói chuyện của Thiết Quân thì nhận được điện thoại của Hội Phụ nữ thành phố Bình Quảng, nói là có một cuộc điện thoại từ Nam Đức gọi đến, báo tin Thiết Quân bị một tên tội phạm bắn bị thương, hiện đang chữa trị ở bệnh viện, bảo bà ta đến Nam Đức thăm con trai. Bấy giờ, mẹ Thiết Quân mới chắc chắn con trai mình đã đi Nam Đức. Xuống tàu, thấy người của thành ủy Nam Đức ra đón, bà ta cũng không nghĩ sẽ có chuyện chẳng lành xảy ra. Dọc đường từ nhà ga đến bệnh viện, bà ta luôn giữ thái độ bình tĩnh và khách sáo.
Nghe tin xấu, mẹ Thiết Quân nhất thời không có phản ứng gì, cả người ngây ra như tượng gỗ. Thư ký Chủ tịch thành phố tưởng bà ta bị chấn động quá mức, bèn cẩn trọng mời phó Sở Cảnh sát Nam Đức lên trình bày vụ việc. Vị Sở phó kia mới nói được hai câu, đến đoạn hung thủ bắn chết Thiết Quân có bố mẹ bị xử tử vì tội buôn bán ma túy nên hắn ta quay lại trả thù thì mẹ Thiết Quân bỗng khóc nấc lên. Tiếng khóc vạn phần đau thương, ai oán, làm nhói lòng tất cả những người có mặt ở đó.
An Tâm đứng ngoài cửa nghe từ đầu đến cuối. Sếp Phan đã dìu em chống nạng đi đến. Trước đó, bác sĩ khám cho em và phát hiện em bị rất nhiều thương tích, đùi và tay đều bị rách da, chân bị rạn xương. Khi em đến được trụ sở đội, máu đã chảy thấm ướt cả áo. Sếp Phan dặn dò: “An Tâm, chú biết cháu rất buồn, nhưng bà ấy còn buồn hơn cháu. Bà ấy chỉ có một đứa con trai duy nhất, mới hai mươi tám tuổi, chuyện này thật khó mà chịu đựng được. Khi vào, cháu đừng khóc, cũng đừng nói những lời làm bà ấy thêm đau lòng, hãy khuyên nhủ bà ấy. Cháu mà khóc, bà ấy càng không chịu nổi, hiểu không?”
An Tâm chỉ đáp một tiếng “vâng”, nói rồi nước mắt rơi lã chã.
Sếp Phan định dìu em đi chỗ khác để bình tâm lại, đúng lúc đó trong phòng vang lên tiếng khóc đau đớn của mẹ Thiết Quân. An Tâm lập tức vứt nạng đi, khập khiễng bước vào phòng, quỳ xuống dưới chân mẹ Thiết Quân, vùa khóc vừa nói: “Mẹ, mẹ để con đi theo anh ấy đi, con nhớ anh ấy...”
Lúc đó, em biết mình rất yêu Thiết Quân, Thiết Quân cũng đối xử rất tốt với em và đứa bé. Anh ta là một người chồng tốt. Một năm sau, khi nhắc lại cái chết của Thiết Quân, An Tâm vẫn khóc một cách đau đớn, chứng tỏ việc mất đi Thiết Quân vẫn là vết thương không thể nào chữa lành trong lòng em.
Mẹ Thiết Quân cũng khóc đến chết đi sống lại, nhưng bà ta kiên quyết đẩy An Tâm ra, ra sức đay nghiến, chửi rủa em, khiến những người có mặt tại đó đều kinh ngạc.
“Mày đúng là đồ tiện nhân! Thiết Quân là do mày hại chết, giờ mày còn không buông tha cho nó. Mày hại chết nó, giờ mày còn muốn thế nào nữa?”
Người mẹ già tuổi đã ngoài năm mươi, tóc bạc da mồi ấy dùng hết sức lực trút nỗi uất hận trong lòng lên đầu con dâu, bà ta quát to đến mức khàn cả cổ, chữ nọ xọ chữ kia, không nghe ra là đang nói gì, nhưng mọi người biết bà ta đang dùng những lời lẽ cay độc nhất để mắng chửi An Tâm. An Tâm quỳ dưới đất, toàn thân run rẩy, không nói nên lời. Mẹ Thiết Quân lao tới, hình như muốn đánh em, mọi người cuống cuồng can ngăn. An Tâm lập tức được đưa ra khỏi phòng, em khóc không thành tiếng, đầu óc quay cuồng.
Bác sĩ khám cho em và dặn y tá tiêm cho em một liều thuốc. Hình như đó là thuốc ngủ, vì chỉ mười phút sau, em đã thôi khóc và chìm dần vào giấc ngủ, đến tận sáng hôm sau mới tỉnh lại.
Sau đó, một vài đồng nghiệp ở đội Phòng chống ma túy và đồng nghiệp của Thiết Quân đến thăm em. Đội trưởng đội Cảnh sát hình sự cũng đến, An Tâm hỏi ông ta về tình hình vụ án. Theo lời đội trưởng thì manh mối của vụ án không nhiều.
Cả ngày hôm đó, không ai dám nhắc đến chuyện của Thiết Quân trước mặt em, thậm chí cả chuyện hậu sự của anh ta, em cũng không được biết. Và sếp Phan cũng không đến thăm em.
Hôm sau, sếp Phan dẫn theo hai người đến bệnh viện. Vừa nhìn thấy họ, An Tâm đã òa khóc, gọi: “Bố, mẹ!”
Sáng hôm đó, bố mẹ của An Tâm đi tàu hỏa đến Nam Đức, sếp Phan ra ga đón họ. Bố An Tâm mang cho em mấy thang thuốc bổ, còn mẹ thì ôm lấy em, để em khóc một trận cho thỏa thuê. Bà cũng khóc, nói: “Con à, về với bố mẹ đi. Cả nhà chúng ta sẽ không xa nhau nữa.” Bố mẹ An Tâm nói rất nhiều lời an ủi em. Những lời đó, người khác cũng từng nói với em, nhưng khi chúng được thốt ra từ miệng ông bà An, cảm giác vẫn thật khác biệt. Đó chính là sự khác biệt giữa người dưng và người thân, tuy có thể không gần gũi như bạn bè, đồng nghiệp, nhưng một khi có chuyện xảy ra, chỉ có họ mới làm cho vết thương của bạn thôi rỉ máu, khiến lòng bạn thực sự an tĩnh lại.
Khi tâm trạng của An Tâm đã dần ổn định, sếp Phan quay lại phòng bệnh, bảo bố mẹ em đi gặp bác sĩ. Bố mẹ An Tâm đi rồi, trong phòng chỉ còn sếp Phan và An Tâm. Sếp Phan nói qua về việc tổ chức đám tang cho Thiết Quân. Mẹ Thiết Quân đã bàn bạc việc tổ chức đám tang với lãnh đạo tỉnh mà không hề hỏi ý kiến em.
Mẹ Thiết Quân đã nói với lãnh đạo tỉnh và Sở Cảnh sát Nam Đức về chuyện đứa bé không phải là con ruột của Thiết Quân. Để tước bỏ quyền làm vợ hợp pháp của An Tâm, mẹ Thiết Quân không ngần ngại vạch áo cho người xem lưng. Bà ta cho rằng, cái chết của con trai hoàn toàn là do lỗi của An Tâm, cả đời này bà ta sẽ không tha thứ cho em. Bà ta không chấp nhận em là con dâu nữa, không công nhận em là vợ của Thiết Quân nữa. Mặc dù trên pháp luật, An Tâm và Thiết Quân vẫn chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng, nhưng trong tay mẹ Thiết Quân có giấy tờ chứng minh Thiết Quân không phải là bố của đứa bé và trước khi chết, Thiết Quân đã chấm dứt quan hệ vợ chồng với An Tâm, do đó, bà ta hoàn toàn có quyền không cho An Tâm tham gia tang lễ. Bà ta nói đó không phải là ý kiến riêng của bà mà còn là ý nguyện của Thiết Quân. Bà ta không thể để con trai chết mà không nhắm mắt. Mẹ Thiết Quân không đồng ý hỏa táng thi thể con trai ở Nam Đức mà muốn đưa về Bình Quảng, chôn cạnh mộ của bố.
Khi nói chuyện với An Tâm, sếp Phan đã hết sức tế nhị, khuyên em không cần lo lắng cho tang lễ của Thiết Quân, đã có mẹ anh ta và lãnh đạo tỉnh lo liệu. Ông ta còn khuyên em hãy thông cảm cho mẹ Thiết Quân, kẻ đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh, bà ta cũng vô cùng đau khổ. Ông ta không muốn làm em tổn thương thêm nữa. An Tâm nghe sếp Phan nói xong, chỉ gật đầu đồng ý.
Sáng hôm sau, An Tâm xin được xuất viện, em không muốn tiêu tốn tiền khám chữa bệnh của toàn đội. Sếp Phan ra lệnh thuê cho mẹ con em một phòng để ở tạm cùng bố mẹ. Căn phòng cũ tuy đã sửa lại cửa nhưng không thể quay về đó được, vì có thể Mao Kiệt sẽ quay lại tìm em. Bố mẹ An Tâm muốn đưa em về Thanh Miên, nhưng vụ án này chưa kết thúc, còn cần em đứng ra làm chứng nên cảnh sát muốn em ở lại Nam Đức thêm một thời gian nữa. Hơn nữa, em cũng muốn về Bình Quảng để đưa tiễn Thiết Quân, nên chưa thể quay về cùng bố mẹ được.
Ở cùng bố mẹ được hai ngày, An Tâm đã bảo ông bà cứ quay về Thanh Miên trước, em sẽ ổn thôi. Thực ra An Tâm rất thương nhớ bố mẹ nhưng nếu bốn người cùng ở đây thì sẽ tốn rất nhiều tiền, mà đó là tiền quỹ của đội, nên em thấy rất áy náy. Sếp Phan biết tin, vội chạy đến giữ ông bà An lại, nói chỉ có chút tiền thuê nhà, chẳng đáng là bao, nhưng em vẫn kiên quyết bảo bố mẹ về. Trước khi về quê, mẹ An Tâm đã đeo vào cổ em một sợi dây chuyền mặt ngọc hình Quan Âm Bồ Tát, nói đã nhờ sư thầy niệm chú, rất linh nghiệm, sợi dây sẽ giúp em được bình an. Nói rồi, bà ôm lấy con gái, nước mắt chảy dài, quyến luyến không nỡ rời. Bố của An Tâm còn đưa cho sếp Phan một nghìn tệ, nhờ ông đưa cho An Tâm để em tẩm bổ thêm. Mới ốm có mấy hôm mà An Tâm đã gầy xọp đi, mặt mũi tái xanh tái xám. Bố em là thầy thuốc đông y, biết nếu ăn uống không đủ chất thì sẽ rất dễ kéo theo bệnh tật, nên ông nhờ sếp Phan đưa tiền cho An Tâm, sợ rằng mình đưa thì em sẽ không cầm.
Bố mẹ An Tâm về quê, mang theo cả đứa bé. Thằng bé rất ngoan, không hề quấy khóc, thấy vậy An Tâm chỉ muốn rớt nước mắt, khổ thân nó, mới chưa đầy một tuổi.
Tiễn bố mẹ về xong, An Tâm dọn về trụ sở đội, ở ngay trong phòng làm việc. Sếp Phan và anh em trong đội đều đồng ý, còn giúp em chuyển đồ. Sau hôm Thiết Quân chết, An Tâm trở nên lặng lẽ, ít nói hơn hẳn, dường như em đã trở thành một người khác. Đồng nghiệp lắp cho em một chiếc điện thoại bàn để ở đầu giường, vừa lắp xong chưa đầy năm phút, điện thoại bỗng đổ chuông. Một người nghe máy, nghiêm nghị nói: “A lô, đội Phòng chống ma túy xin nghe.” Người đầu dây bên kia nói gì đó, đồng nghiệp nhíu mày rồi đưa cho An Tâm, hỏi: “Điện thoại riêng của em, sao lại gọi vào số này?”
Đó là đường dây nóng của đội, theo quy định thì không được dùng vào việc riêng. Nếu không phải em đang gặp chuyện buồn thì chắc chắn sẽ bị phê bình. An Tâm đứng lên nghe điện thoại.
“Này, hậu sự của chồng cô đã lo xong chưa?”
Giọng nói đàn ông cất lên trong ống nghe rõ mồn một như gọi tới từ phòng bên cạnh nhưng An Tâm nhất thời không nghĩ ra đó là ai. Em ngẩn ra, không nói nên lời.
Người đàn ông đó cũng im lặng một lát rồi hỏi tiếp: “Nhà tôi bị chết hai người, có phải cô vẫn nợ tôi một mạng không nhỉ?”
Hắn ta hỏi một cách thản nhiên, giống như đang nói chuyện gia đình thường ngày vậy. Toàn thân An Tâm run rẩy, đến đồng nghiệp đứng bên cạnh cũng nhận ra điều đó, vậy mà em đã trả lời hắn một cách rành rọt và bình tĩnh đến kì lạ.
“Được, anh ở đâu, tôi đến gặp anh, tôi trả lại cho anh cái mạng đó.”
Tất cả đồng nghiệp của An Tâm đều nhận ra sự bất thường đó, đưa mắt nhìn em. Trước khi dập máy, họ còn nghe thấy em nói một câu: “Được, tôi đi một mình, không gặp không về.”
Danh sách chương