Trong nhà rất ấm áp, chiếc tivi màn ảnh rộng đang chiếu bộ phim hoạt hình tiểu tiên nữ giải cứu vương quốc ma pháp, trên bàn đầy hoa quả bánh mứt. Du Dao bị hai mẹ con kéo tới trước sofa, dưới chân là thảm lông dài mềm mại, sau lưng chèn chiếc gối êm, cô bèn thoải mái ngồi xuống.
“Dì ơi, dì thử cái này xem, anh nhà cháu riêng đem về đấy. Cả cái này nữa, ngon lắm cơ.” Cô cháu họ xấp xỉ tuổi Du Dao bày một đống kẹo bánh ra trước mặt cô. Thấy vợ được tiếp đãi ổn thỏa, Giang Trọng Lâm bị anh họ tóm vào thư phòng. Du Dao tranh thủ vứt cho anh một ánh mắt “Lo linh lo tinh, đi mau đi!”, khiến anh đành nén nỗi bất an theo lên lầu.
Du Dao không sợ loại tình huống này. Hồi bé, tất niên nhà cô chỉ có bố mẹ cùng quây quần, nhưng kể từ mùng Một, cô luôn được bố cõng bồng đi thật nhiều nơi chúc Tết và đưa đồ đến một số hộ người già nghèo khó. Cô bé Du Dao nghe lời bố trao quà cho các bô lão, dạn dĩ chẳng chút nhát người.
Về phần họ hàng, bố cô chỉ có một người bố nuôi đã mất, bên mẹ thì có bà ngoại và gia đình nhà cậu. Ngoại rất thích cô, song cậu mợ lại không có vẻ gì ưng mẹ con cô, nên mỗi lần sang nhà ngoại thăm Tết, Du Dao sẽ không nán lại chỗ cậu lâu.
Trước kia nhà cô ở một khu tập thể cũ, hàng xóm giao lưu thân thiết, hồi đó mọi người đều quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”, có chuyện luôn nương nhờ nhau. Bởi thế nên Tết của Du Dao thường nhất là cùng bọn trẻ con hàng xóm đi xung quanh chúc Tết từng nhà, đứa nào đáng yêu miệng ngọt sẽ nhận được nhiều quà bánh hơn, năm nào Du Dao cũng là cô nhóc thu hoạch nhiều nhất.
Mới tí tuổi đầu mà với ai cũng ơi ới được, mẹ cô từng sợ nhỡ có ngày đẹp trời nào đó con gái ngồi xổm trước cửa bí bô với người lạ xong bị bọn buôn người bắt cóc mang đi mất.
Bẵng một chốc, Giang Trọng Lâm vừa cùng anh họ rời thư phòng liền thấy ngay cảnh Du Dao hòa mình với cháu họ gái của chị dâu và hai cô cháu dâu, khí thế ngất trời buôn chuyện. Anh chưa kịp gọi Du Dao, hai người cháu họ đã hô với cánh chị em, “Bàn mạt chược sẵn sàng rồi cả nhà ơi!”
Nhóm phụ nữ ùa ngay sang đấy chuẩn bị vào sòng, đầu tàu gương mẫu Du Dao ôm bụng chiếm một vị trí. Cháu họ nói đùa, “Hai chị bé dâu nhà ta chuyên môn mạt chược này đó, dì phải cẩn thận nha.”
Du Dao yên lặng mỉm cười, gian manh ra mặt.
Trông vẻ giảo hoạt của cô, Giang Trọng Lâm không nén được nụ cười. Nhớ năm tân hôn, Du Dao sang nhà anh mừng Tết cũng chơi mạt chược, cô cao tay lắm, bày mưu tính kế suốt ván, bộ dạng tôi định trước cả kia hệt như một vị tướng quân quen thắng trận.
“Dì ơi dì yên tâm, cháu với chị hai sẽ nhẹ tay nương tình.”
“Đúng đúng, người một nhà vui là chính mà.”
Hai cô cháu dâu cười, rất ra dáng bậc thầy mạt chược.
Du Dao cũng lộ hàm răng chói sáng, “Thế dì đỡ căng thẳng rồi, dì chơi cái này không được giỏi.”
Nói xong, Du Dao rào sân với bốn bàn thắng. Sự thật là, cô từ bé đã biết đánh mạt chược. Ở khu tập thể cũ trước kia thường có vài cụ già rảnh ra là đánh bài hoặc bày mạt chược, bọn trẻ thì túm lại xem. Du Dao rất thông minh, cô học nhanh cực, thỉnh thoảng còn mách đường cho các cụ. Bố không cho cô dính vào bài bạc, thế là chỉ mỗi độ Tết cô mới có thể quang minh chính đại xách ghế ngồi sau các ông các bà xem họ chơi.
Rồi cô phản nghịch bố, kỹ thuật càng tiến triển thần tốc. Nhưng với cô, đây chẳng qua chỉ là thú vui đôi dịp muốn giết thời gian với bạn bè thân thích mà thôi. Về sau mọi người đều biết cô cừ, có chơi cũng không gọi nữa, ôi nỗi tịch mịch vô địch.
Thấy chuỗi chiến thắng của Du Dao, các đối thủ ngơ ngác, nụ cười méo xệch đi, tay đếm phỉnh chia cô: “Thế này mà dì còn bảo không giỏi á? Đúng là thâm tàng bất lộ.”
“Phải phải, xem ra cháu với em dâu đã múa rìu qua mắt thợ rồi.”
Du Dao đẩy đống phỉnh cao ngất sang một bên, cười híp mắt: “Dì ăn may thôi.”
Sau đó người tự nhận là ăn may kia lại thắng ba ván liên tiếp. Cháu họ trình không cao, suýt bị các đối thủ đánh cho tan tác, bèn vội nhường chỗ cho quý mẫu thân tiếp chiêu thay.
Bà lão điềm đạm ưu nhã kia vào sòng lại hóa một tay đánh bài hung hãn. Mọi người ăn miếng trả miếng, có thắng có thua, nhưng nhìn chung Du Dao vẫn là người thắng to nhất. Cánh đàn ông ngồi hoặc đứng bên vợ ngóng, Giang Trọng Lâm tuy không biết chơi nhưng không ảnh hưởng đến việc theo dõi Du Dao, mỗi lần thấy cô đẩy bài hô “Hồ” là anh lại buồn cười, vì lần nào ai đó luôn liếc trộm sang, hất cho anh ánh mắt đắc ý “em giỏi quá đi chứ lị”.
Cuối cùng nhờ kỹ thuật cao siêu như gian lận, Du Dao bị chị dâu và hai cô cháu họ nhất trí đá khỏi sòng đi nghỉ ngơi.
Bàn mạt chược bên kia khí thế tranh đấu, Giang Trọng Lâm và Du Dao ngồi ở sofa bên này uống nước. Tiếng mạt chược lạch cạch vờn quanh tai, Du Dao bỗng bảo: “Em nhớ mẹ em quá.”
Mẹ trong ý cô là mẹ Giang Trọng Lâm. Bình thường quan hệ giữa nhiều cặp mẹ chồng nàng dâu thường hay căng thẳng, nhưng Du Dao và mẹ Giang lại rất thân thiết. Có lẽ do mẹ mất sớm, cô rất có kiên nhẫn và hảo cảm với những bậc cô bác hiền hòa, mà khéo thay, mẹ Giang Trọng Lâm cũng là một vị phụ huynh dịu dàng hiểu rộng.
Du Dao nhớ đợt Tết ghé nhà họ Giang, mẹ Giang đánh mạt chượt thua liểng xiểng, cô chịu không nổi bèn lên sàn, vừa thay bà tàn sát tứ bề vừa hướng dẫn bà. Mẹ Giang vốn không biết chơi, kỹ thuật chẳng ra gì, xem xong hai ván lập tức bái phục Du Dao. Bà chiếm đóng ghế khán giả ngon nhất sau lưng cô, mỗi bận thắng bà còn phấn khích hơn cả con dâu, hơn hớn vỗ tay khiến Du Dao nở cả mặt mày.
“Ôi chao, Dao Dao quá đỉnh! Bài nãy xấu thế vẫn chơi nuột, còn thắng luôn!”
“Thật tuyệt vời, con học thế nào vậy, mẹ chơi bao năm rồi vẫn dậm chân tại chỗ, lần nào vào sòng cũng đại bại.”
“Dao Dao cố lên, trả đũa giúp mẹ rồi lát mẹ nấu món ngon cho con, năm ngoái họ thắng mẹ bao nhiêu giờ phải đòi bằng hết!”
Mẹ Giang ngồi sau chắp tay sùng bái, chồng bà xem mà buồn cười không thôi. Bố Giang cũng là thầy giáo, người rộng rãi, hai vợ chồng chẳng những tiến bộ, nhiệt tình lại còn nhân hậu, hòa ái, tình cảm keo sơn. Có lẽ chỉ những bậc bố mẹ như thế, chỉ những gia đình hoàn chỉnh tràn ngập tình yêu như thế, mới có thể nuôi dưỡng ra những đứa trẻ vô tư lự như Giang Trọng Lâm.
Kỳ thực, có một quãng thời gian rất dài sau khi quen biết Giang Trọng Lâm qua lần xem mắt kia, nhận thức của cô dành cho anh chính là: con trai ngốc nhà địa chủ. Cứ ngơ ngơ, dường như chẳng bao giờ có ý xấu, luôn lễ phép, tôn trọng người khác, thế gian sao lại có chàng trai đáng yêu ngần ấy chứ.
Thú thật là hồi mới kết hôn, Du Dao cũng từng lo không biết có hòa thuận được với mẹ Giang không. Nhưng gặp bà một lần, cô liền yên bụng, bởi lần gặp đó rất vui vẻ, bố Giang thích đùa, đôi khi nói một câu thôi cũng chọc cười được cả ba. Về phần mẹ Giang, Du Dao nhớ hôm đấy bà từng hỏi con trai ngay trước mặt cô rằng, “Con này, nhỡ mẹ với vợ con cùng rơi xuống nước thì con cứu ai trước?”
Nan đề thiên cổ kia khiến cả Du Dao còn ngu người, huống chi Giang Trọng Lâm. Anh trợn tròn mắt, tự vấn tại sao mẹ lại đào hố cho con trai mình. Nào ngờ mẹ Giang lại trả lời luôn bằng giọng điệu nghiêm trang: “Tất nhiên là phải cứu vợ con rồi! Mẹ có bố lo, không cần con cứu, vợ ai người nấy chịu, có hiểu không?”
Giang Trọng Lâm: “…”
Mẹ Giang nhìn sang Du Dao, “Mẹ nói đúng chứ Dao Dao nhỉ?”
Du Dao cũng hết sức nghiêm túc: “Giang Trọng Lâm không biết bơi, con thì biết, nên nói đúng ra phải là con cứu anh ý nghe sẽ thực tế hơn ạ.”
Nghe vậy, mẹ Giang hớn hở: “Thật ra bố nó cũng không biết bơi, cả nhà ba người mỗi mẹ là biết, thành thử ra lần nào chơi hồ mẹ cũng sợ không biết hai bố con mà cùng lọt nước mẹ phải cứu ai trước. Giờ thì tốt rồi, thành viên mới của nhà ta cũng biết bơi, sau này có ra hồ cũng không phải lo nữa, vừa hay mỗi người cứu một người.”
Trông mẹ Giang không giống nói đùa, bà nghiêm túc đến đáng sợ, khiến gương mặt hai bố con nhà Giang bên cạnh không khỏi nảy lên vẻ phức tạp.
Kế đó mẹ Giang còn cho Du Dao xem ảnh lúc bé của Giang Trọng Lâm. Cậu nhóc tròn vo đeo phao con vịt đi học bơi, đôi mắt lóng lánh như hai hạt nho đen, đứng ngoan chụp ảnh, đáng yêu tới độ ai trông thấy cũng muốn kéo vào lòng xoa nựng thơm thơm.
“Con xem thằng nhóc này, hồi nhỏ dẫn nó đi học bơi, vừa thả xuống nước là tay quẫy chân đạp chuẩn vịt cạn, con nhà người ta đi học bơi, còn nó đi uống nước. Uống một bụng nước về, cuối cùng cả bơi chó cũng không biết luôn.” Mẹ Giang vạch chuyện xấu hổ của Giang Trọng Lâm, chẳng màng con trai mới cưới thẹn tới mặt đỏ như cà chua.
“Đây đây, này là hồi bé hơn nữa, mẹ bỏ vào chậu tắm xong nó bỗng thành rùa, dúi đầu vào nước tự uống nước tắm của mình ha ha ha!”
“Mẹ ơi… Đừng kể nữa mà…”
“Ý kiến ý cò, xê ra.” Mẹ chồng nàng dâu chung tay đẩy anh ra, bố Giang ngồi cạnh hóng trò vui, cười tít cả mắt.
…
Du Dao thật sự rất thích mẹ Giang. Nhưng sau khi xuyên thời gian đến, từ việc Giang Trọng Lâm chưa hề nhắc tới bố mẹ với mình là cô đã đoán được hẳn họ mất rồi nên cũng không hỏi. Lúc được Dương Quân và một số người cho hay vài năm trước bố mẹ Giang đã nối bước nhau qua đời, cô rầu rĩ mấy ngày liền, rồi chẳng đề cập tới hai vị phụ huynh với chồng nữa.
Bởi lẽ Giang Trọng Lâm chắc phải buồn hơn cô nhiều.
Đến tận hôm nay, cô mới nhắc mẹ Giang trước mặt anh. Du Dao nhìn Giang Trọng Lâm, đối phương vẻ mặt bình tĩnh. Dường như biết cô nghĩ gì, người nọ duỗi tay cầm tay cô, “Trước khi đi mẹ vẫn nhắc em, bà cũng nhớ em lắm.”
Du Dao gượng cười, “Mẹ không trách em ư? Trách em bỏ anh một mình từng ấy năm.” Là người làm mẹ, ngày này qua tháng nọ dõi theo bóng hình đơn độc vì canh cánh mãi đáy lòng một cô gái, bà dẫu ít nhiều hẳn sẽ trách cô nhỉ? Giang Trọng Lâm lắc đầu, “Em biết mà, mẹ thích em thế sao nỡ trách chứ, mẹ cũng lo cho em như anh vậy. Hơn nữa độc thân là lựa chọn của anh, không phải lỗi của em.”
Chớp chớp mắt cố nén cơn xót, Du Dao rì rầm: “Nhớ mẹ thật đấy.”
Giang Trọng Lâm lặng đi một chốc: “Anh cũng nhớ mẹ… Mẹ mà biết em không sao thì chắc chắn sẽ mừng lắm.”
Nhưng cô lại chẳng hay, giây phút lâm chung, người mẹ dịu hiền ấy vẫn nhớ nàng dâu của mình.
“Dì ơi, dì thử cái này xem, anh nhà cháu riêng đem về đấy. Cả cái này nữa, ngon lắm cơ.” Cô cháu họ xấp xỉ tuổi Du Dao bày một đống kẹo bánh ra trước mặt cô. Thấy vợ được tiếp đãi ổn thỏa, Giang Trọng Lâm bị anh họ tóm vào thư phòng. Du Dao tranh thủ vứt cho anh một ánh mắt “Lo linh lo tinh, đi mau đi!”, khiến anh đành nén nỗi bất an theo lên lầu.
Du Dao không sợ loại tình huống này. Hồi bé, tất niên nhà cô chỉ có bố mẹ cùng quây quần, nhưng kể từ mùng Một, cô luôn được bố cõng bồng đi thật nhiều nơi chúc Tết và đưa đồ đến một số hộ người già nghèo khó. Cô bé Du Dao nghe lời bố trao quà cho các bô lão, dạn dĩ chẳng chút nhát người.
Về phần họ hàng, bố cô chỉ có một người bố nuôi đã mất, bên mẹ thì có bà ngoại và gia đình nhà cậu. Ngoại rất thích cô, song cậu mợ lại không có vẻ gì ưng mẹ con cô, nên mỗi lần sang nhà ngoại thăm Tết, Du Dao sẽ không nán lại chỗ cậu lâu.
Trước kia nhà cô ở một khu tập thể cũ, hàng xóm giao lưu thân thiết, hồi đó mọi người đều quan niệm “bà con xa không bằng láng giềng gần”, có chuyện luôn nương nhờ nhau. Bởi thế nên Tết của Du Dao thường nhất là cùng bọn trẻ con hàng xóm đi xung quanh chúc Tết từng nhà, đứa nào đáng yêu miệng ngọt sẽ nhận được nhiều quà bánh hơn, năm nào Du Dao cũng là cô nhóc thu hoạch nhiều nhất.
Mới tí tuổi đầu mà với ai cũng ơi ới được, mẹ cô từng sợ nhỡ có ngày đẹp trời nào đó con gái ngồi xổm trước cửa bí bô với người lạ xong bị bọn buôn người bắt cóc mang đi mất.
Bẵng một chốc, Giang Trọng Lâm vừa cùng anh họ rời thư phòng liền thấy ngay cảnh Du Dao hòa mình với cháu họ gái của chị dâu và hai cô cháu dâu, khí thế ngất trời buôn chuyện. Anh chưa kịp gọi Du Dao, hai người cháu họ đã hô với cánh chị em, “Bàn mạt chược sẵn sàng rồi cả nhà ơi!”
Nhóm phụ nữ ùa ngay sang đấy chuẩn bị vào sòng, đầu tàu gương mẫu Du Dao ôm bụng chiếm một vị trí. Cháu họ nói đùa, “Hai chị bé dâu nhà ta chuyên môn mạt chược này đó, dì phải cẩn thận nha.”
Du Dao yên lặng mỉm cười, gian manh ra mặt.
Trông vẻ giảo hoạt của cô, Giang Trọng Lâm không nén được nụ cười. Nhớ năm tân hôn, Du Dao sang nhà anh mừng Tết cũng chơi mạt chược, cô cao tay lắm, bày mưu tính kế suốt ván, bộ dạng tôi định trước cả kia hệt như một vị tướng quân quen thắng trận.
“Dì ơi dì yên tâm, cháu với chị hai sẽ nhẹ tay nương tình.”
“Đúng đúng, người một nhà vui là chính mà.”
Hai cô cháu dâu cười, rất ra dáng bậc thầy mạt chược.
Du Dao cũng lộ hàm răng chói sáng, “Thế dì đỡ căng thẳng rồi, dì chơi cái này không được giỏi.”
Nói xong, Du Dao rào sân với bốn bàn thắng. Sự thật là, cô từ bé đã biết đánh mạt chược. Ở khu tập thể cũ trước kia thường có vài cụ già rảnh ra là đánh bài hoặc bày mạt chược, bọn trẻ thì túm lại xem. Du Dao rất thông minh, cô học nhanh cực, thỉnh thoảng còn mách đường cho các cụ. Bố không cho cô dính vào bài bạc, thế là chỉ mỗi độ Tết cô mới có thể quang minh chính đại xách ghế ngồi sau các ông các bà xem họ chơi.
Rồi cô phản nghịch bố, kỹ thuật càng tiến triển thần tốc. Nhưng với cô, đây chẳng qua chỉ là thú vui đôi dịp muốn giết thời gian với bạn bè thân thích mà thôi. Về sau mọi người đều biết cô cừ, có chơi cũng không gọi nữa, ôi nỗi tịch mịch vô địch.
Thấy chuỗi chiến thắng của Du Dao, các đối thủ ngơ ngác, nụ cười méo xệch đi, tay đếm phỉnh chia cô: “Thế này mà dì còn bảo không giỏi á? Đúng là thâm tàng bất lộ.”
“Phải phải, xem ra cháu với em dâu đã múa rìu qua mắt thợ rồi.”
Du Dao đẩy đống phỉnh cao ngất sang một bên, cười híp mắt: “Dì ăn may thôi.”
Sau đó người tự nhận là ăn may kia lại thắng ba ván liên tiếp. Cháu họ trình không cao, suýt bị các đối thủ đánh cho tan tác, bèn vội nhường chỗ cho quý mẫu thân tiếp chiêu thay.
Bà lão điềm đạm ưu nhã kia vào sòng lại hóa một tay đánh bài hung hãn. Mọi người ăn miếng trả miếng, có thắng có thua, nhưng nhìn chung Du Dao vẫn là người thắng to nhất. Cánh đàn ông ngồi hoặc đứng bên vợ ngóng, Giang Trọng Lâm tuy không biết chơi nhưng không ảnh hưởng đến việc theo dõi Du Dao, mỗi lần thấy cô đẩy bài hô “Hồ” là anh lại buồn cười, vì lần nào ai đó luôn liếc trộm sang, hất cho anh ánh mắt đắc ý “em giỏi quá đi chứ lị”.
Cuối cùng nhờ kỹ thuật cao siêu như gian lận, Du Dao bị chị dâu và hai cô cháu họ nhất trí đá khỏi sòng đi nghỉ ngơi.
Bàn mạt chược bên kia khí thế tranh đấu, Giang Trọng Lâm và Du Dao ngồi ở sofa bên này uống nước. Tiếng mạt chược lạch cạch vờn quanh tai, Du Dao bỗng bảo: “Em nhớ mẹ em quá.”
Mẹ trong ý cô là mẹ Giang Trọng Lâm. Bình thường quan hệ giữa nhiều cặp mẹ chồng nàng dâu thường hay căng thẳng, nhưng Du Dao và mẹ Giang lại rất thân thiết. Có lẽ do mẹ mất sớm, cô rất có kiên nhẫn và hảo cảm với những bậc cô bác hiền hòa, mà khéo thay, mẹ Giang Trọng Lâm cũng là một vị phụ huynh dịu dàng hiểu rộng.
Du Dao nhớ đợt Tết ghé nhà họ Giang, mẹ Giang đánh mạt chượt thua liểng xiểng, cô chịu không nổi bèn lên sàn, vừa thay bà tàn sát tứ bề vừa hướng dẫn bà. Mẹ Giang vốn không biết chơi, kỹ thuật chẳng ra gì, xem xong hai ván lập tức bái phục Du Dao. Bà chiếm đóng ghế khán giả ngon nhất sau lưng cô, mỗi bận thắng bà còn phấn khích hơn cả con dâu, hơn hớn vỗ tay khiến Du Dao nở cả mặt mày.
“Ôi chao, Dao Dao quá đỉnh! Bài nãy xấu thế vẫn chơi nuột, còn thắng luôn!”
“Thật tuyệt vời, con học thế nào vậy, mẹ chơi bao năm rồi vẫn dậm chân tại chỗ, lần nào vào sòng cũng đại bại.”
“Dao Dao cố lên, trả đũa giúp mẹ rồi lát mẹ nấu món ngon cho con, năm ngoái họ thắng mẹ bao nhiêu giờ phải đòi bằng hết!”
Mẹ Giang ngồi sau chắp tay sùng bái, chồng bà xem mà buồn cười không thôi. Bố Giang cũng là thầy giáo, người rộng rãi, hai vợ chồng chẳng những tiến bộ, nhiệt tình lại còn nhân hậu, hòa ái, tình cảm keo sơn. Có lẽ chỉ những bậc bố mẹ như thế, chỉ những gia đình hoàn chỉnh tràn ngập tình yêu như thế, mới có thể nuôi dưỡng ra những đứa trẻ vô tư lự như Giang Trọng Lâm.
Kỳ thực, có một quãng thời gian rất dài sau khi quen biết Giang Trọng Lâm qua lần xem mắt kia, nhận thức của cô dành cho anh chính là: con trai ngốc nhà địa chủ. Cứ ngơ ngơ, dường như chẳng bao giờ có ý xấu, luôn lễ phép, tôn trọng người khác, thế gian sao lại có chàng trai đáng yêu ngần ấy chứ.
Thú thật là hồi mới kết hôn, Du Dao cũng từng lo không biết có hòa thuận được với mẹ Giang không. Nhưng gặp bà một lần, cô liền yên bụng, bởi lần gặp đó rất vui vẻ, bố Giang thích đùa, đôi khi nói một câu thôi cũng chọc cười được cả ba. Về phần mẹ Giang, Du Dao nhớ hôm đấy bà từng hỏi con trai ngay trước mặt cô rằng, “Con này, nhỡ mẹ với vợ con cùng rơi xuống nước thì con cứu ai trước?”
Nan đề thiên cổ kia khiến cả Du Dao còn ngu người, huống chi Giang Trọng Lâm. Anh trợn tròn mắt, tự vấn tại sao mẹ lại đào hố cho con trai mình. Nào ngờ mẹ Giang lại trả lời luôn bằng giọng điệu nghiêm trang: “Tất nhiên là phải cứu vợ con rồi! Mẹ có bố lo, không cần con cứu, vợ ai người nấy chịu, có hiểu không?”
Giang Trọng Lâm: “…”
Mẹ Giang nhìn sang Du Dao, “Mẹ nói đúng chứ Dao Dao nhỉ?”
Du Dao cũng hết sức nghiêm túc: “Giang Trọng Lâm không biết bơi, con thì biết, nên nói đúng ra phải là con cứu anh ý nghe sẽ thực tế hơn ạ.”
Nghe vậy, mẹ Giang hớn hở: “Thật ra bố nó cũng không biết bơi, cả nhà ba người mỗi mẹ là biết, thành thử ra lần nào chơi hồ mẹ cũng sợ không biết hai bố con mà cùng lọt nước mẹ phải cứu ai trước. Giờ thì tốt rồi, thành viên mới của nhà ta cũng biết bơi, sau này có ra hồ cũng không phải lo nữa, vừa hay mỗi người cứu một người.”
Trông mẹ Giang không giống nói đùa, bà nghiêm túc đến đáng sợ, khiến gương mặt hai bố con nhà Giang bên cạnh không khỏi nảy lên vẻ phức tạp.
Kế đó mẹ Giang còn cho Du Dao xem ảnh lúc bé của Giang Trọng Lâm. Cậu nhóc tròn vo đeo phao con vịt đi học bơi, đôi mắt lóng lánh như hai hạt nho đen, đứng ngoan chụp ảnh, đáng yêu tới độ ai trông thấy cũng muốn kéo vào lòng xoa nựng thơm thơm.
“Con xem thằng nhóc này, hồi nhỏ dẫn nó đi học bơi, vừa thả xuống nước là tay quẫy chân đạp chuẩn vịt cạn, con nhà người ta đi học bơi, còn nó đi uống nước. Uống một bụng nước về, cuối cùng cả bơi chó cũng không biết luôn.” Mẹ Giang vạch chuyện xấu hổ của Giang Trọng Lâm, chẳng màng con trai mới cưới thẹn tới mặt đỏ như cà chua.
“Đây đây, này là hồi bé hơn nữa, mẹ bỏ vào chậu tắm xong nó bỗng thành rùa, dúi đầu vào nước tự uống nước tắm của mình ha ha ha!”
“Mẹ ơi… Đừng kể nữa mà…”
“Ý kiến ý cò, xê ra.” Mẹ chồng nàng dâu chung tay đẩy anh ra, bố Giang ngồi cạnh hóng trò vui, cười tít cả mắt.
…
Du Dao thật sự rất thích mẹ Giang. Nhưng sau khi xuyên thời gian đến, từ việc Giang Trọng Lâm chưa hề nhắc tới bố mẹ với mình là cô đã đoán được hẳn họ mất rồi nên cũng không hỏi. Lúc được Dương Quân và một số người cho hay vài năm trước bố mẹ Giang đã nối bước nhau qua đời, cô rầu rĩ mấy ngày liền, rồi chẳng đề cập tới hai vị phụ huynh với chồng nữa.
Bởi lẽ Giang Trọng Lâm chắc phải buồn hơn cô nhiều.
Đến tận hôm nay, cô mới nhắc mẹ Giang trước mặt anh. Du Dao nhìn Giang Trọng Lâm, đối phương vẻ mặt bình tĩnh. Dường như biết cô nghĩ gì, người nọ duỗi tay cầm tay cô, “Trước khi đi mẹ vẫn nhắc em, bà cũng nhớ em lắm.”
Du Dao gượng cười, “Mẹ không trách em ư? Trách em bỏ anh một mình từng ấy năm.” Là người làm mẹ, ngày này qua tháng nọ dõi theo bóng hình đơn độc vì canh cánh mãi đáy lòng một cô gái, bà dẫu ít nhiều hẳn sẽ trách cô nhỉ? Giang Trọng Lâm lắc đầu, “Em biết mà, mẹ thích em thế sao nỡ trách chứ, mẹ cũng lo cho em như anh vậy. Hơn nữa độc thân là lựa chọn của anh, không phải lỗi của em.”
Chớp chớp mắt cố nén cơn xót, Du Dao rì rầm: “Nhớ mẹ thật đấy.”
Giang Trọng Lâm lặng đi một chốc: “Anh cũng nhớ mẹ… Mẹ mà biết em không sao thì chắc chắn sẽ mừng lắm.”
Nhưng cô lại chẳng hay, giây phút lâm chung, người mẹ dịu hiền ấy vẫn nhớ nàng dâu của mình.
Danh sách chương