(*: thương ở đây có nghĩa là chết yểu, chết trẻ. Thêm một điều nữa, Liên trong tên hoàn hậu Liên Nguyệt có nghĩa là sen, mà Phù trong tên Phù Lạc cũng có nghĩa là sen ^^)
Vì tập luyện điệu múa kia, Phù Lạc “bế quan toả cảng” tròn một tháng, không cho bất luận kẻ nào quấy rầy, nhốt ở viện Uyển Lê để tập, xem nhẹ hết thảy cùng những chuyện có liên quan đến Long Hiên đế, cho rằng như vậy có thể tiếp tục trốn tránh vạn hoa tranh diễm trong hậu cung này một tháng.
Buổi tối bên bờ hồ Liên Nguyệt vẫn phải tới.
Lúc xây dựng vũ đài không thấy chút xấu xí nào, mà giản trí hào phóng, khéo léo tinh tế.
Chung quanh hồ vây chật ních người, phi tử Long Hiên đế sủng ái nhất, phù quý phi vang danh thiên hạ đủ để đưa tới người nửa thành, mà công chúa Ấn Gia quốc, vũ thần công chúa La Mật Nhã thì có năng lực đưa tới người một nửa thành nữa.
Phải nói tối nay muôn người đều đổ xô ra đường, cũng tuyệt đối không giả.
Tối nay giám khảo được mời đến chính là đệ nhất nhạc công Ấn Gia Vu Khởi, sứ giả đại biểu Ấn Gia Âm Lỗi, lão tiên sinh đại nho đương thời Vương Thụy, được xưng “Vân Ca Dạ Vũ” của Viêm Hạ Dạ Vũ tiểu thư, lâu chủ Xuyên Nguyệt lâu Phong Tiêm Tuyết.
Chỉ hai vị tuyệt sắc trong giám khảo đã có thể làm cho đám đông sôi trào. Hơn nữa đại nho đương thời thanh danh hiển hách, đệ nhất nhạc công Ấn Gia cũng là danh quán trong nước, tối nay không thể không nói là một việc đại thịnh của Long Hiên triều, phỏng chừng ngày sau bình luận về mười sự kiện đại trọng yếu trong trăm năm, “luận vũ Liên Nguyệt” tối nay cũng có thể lan truyền ra.
Người đầu tiên biểu diễn chính là khách nhân ở xa tới, công chúa La Mật Nhã, vũ danh 《Thiên Nguyệt》.
Mỹ nhân tóc nâu, chuông bạc quanh thân, như mây nhẹ bay trên sân khấu, một bộ sa y màu bạc, dưới ánh trăng tỏa sáng rực rỡ, ánh lên bầu trời cùng trăng sáng trong hồ, một mình ở trên võ đài rất nhanh xoay tròn, lại có thể múa ra một điệu Ngân nguyệt lộng lẫy.
Có điều kỳ diệu nhất vẫn là chuông bạc phối hợp với nhịp chân, không chỉ có tiếng chuông không tan, trái lại xâu chuỗi thành một khúc dân gian lưu hành nhất Viêm Hạ “Thái liên khúc”.
Tiếng nhạc trí mỹ, tiếng chuông trí mỹ, vũ bước trí mỹ, vũ giả trí mỹ, điệu múa hạ xuống, vỗ tay sấm dậy, rất khó tưởng tượng còn có điệu múa nào có thể vượt qua tài nghệ hoàn mỹ như vậy.
Cho nên điệu múa của Phù Lạc phía sau nhận được chờ mong, nhận được thương hại, thương hại bất hạnh của nàng, gặp gỡ thần vũ như vậy.
Lúc người ta báo ra vũ danh 《Phù Thương》, khiến cho phía dưới một mảnh xôn xao, không ai nguyện ý nguyền rủa chính mình, mà cố tình điệu múa của Phù Quý phi lại gọi là Phù thương.
Tơ gấm xanh biếc bị người ta lôi kéo lên xuống, dưới ánh trăng giống như sóng xanh khẽ động.
Trên võ đài dần dần dâng lên ánh trăng dùng lụa trắng bọc trúc mà chế thành, ánh sáng Dạ Minh Châu ở phía sau tỏa ra một vòng trông rất sống động như trăng sáng.
Chỉ nhìn sân khấu bố trí một cách đơn thuần, đã có ý mới, làm cho người ta toát ra chờ mong.
Phù Lạc thân mặc gấm sa màu trắng ở giữa cuộn sóng cùng lên cùng động, giống như một đóa sen trắng nở rộ giữa sóng xanh, nhìn nàng chậm rãi mở ra, giống như chứng kiến một đóa sen trắng chậm rãi nở rộ, trong veo tinh thuần.
Bóng dáng một nam nhân mang theo vương miện chiếu trên ánh trăng, sen trắng càng múa càng thịnh, thân thể của nàng cùng thân ảnh trong ánh trăng càng lúc càng gần, hư thật cùng hòa, hư thật cùng múa, giống như thanh niên nam nữ xì xào nói chuyện, như lời ngon tiếng ngọt, thề non hẹn biển.
Đột nhiên.
Bốn phía chiến tranh nổi lên, tiếng đao kiếm dần dần tới gần, nam tử trong ánh trăng đổi lại giáp trụ, thiếu nữ Bạch Liên vũ động như gió táp mưa rào, trong tay chẳng biết cầm lên trường kiếm từ lúc nào, kiếm bạc mênh mang bốn phía, điệu múa mềm mại quyến rũ biến thành kiếm vũ hiên ngang mạnh mẽ, tư thế oai hùng. Diệu như nghệ xạ cửu nhật lạc, tựa như quần đế tham long tường. Tới tựa như lôi đình chấn nộ, ngưng tựa như giang hải ngưng quang(1).
Một kiếm vũ thắng ở đại khí tự nhiên, không quá mềm mại, không mất anh thư.
Trên võ đài, vừa thực vừa hư, vừa trắng vừa đen, kết hợp hoàn mỹ, giống như chứng kiến nam tử cùng nữ tử anh dũng trên chiến trường không gì cản được, nhưng trên mặt hai người vĩnh viễn tràn đầy nhu tình mật ý.
Tiếng chiến tranh dần dần ngừng lại, thay vào đó chính là khúc nhạc thời thịnh, vương miện đổi thành chuỗi ngọc trên mũ miện, Bạch Liên phủ thêm hồng sa, lễ nhạc đại hôn chậm rãi vang lên, nàng cùng hắn cầm tay tương vọng. Vũ khúc khoái hoạt vang lên, Bạch Liên vui vẻ mà quyến rũ uốn lên vòng eo mềm mại, cho đến khi thân ảnh nam tử trong ánh trăng xuất hiện một thân ảnh nữ tử thướt tha.
Ánh mắt của hắn có áy náy, điệu múa của nàng từ vui vẻ ngược lại ngưng trệ.
Nàng cùng nàng ta song song ở bên cạnh hắn, hắn giống như đang nói với nàng sự bất đắc dĩ của mình, thân bất do kỷ của hoàng đế.
Điệu múa của nàng chuyển hướng ai oán, tiếp theo cầm huyền đứt, vũ đoạn tuyệt, làm cho trái tim người ta cũng sụp đổ theo.
Tiếng động vật phập phồng bốn phía, mỗi năm một lần săn bắn lại hứng khởi, trong ánh trăng xuất hiện bóng dáng một đầu lộc, thiên tử giơ cung lên kéo căng dây, khoảnh khắc bắn ra, bóng dáng lộc đổi thành đóa sen trắng, máu đỏ tươi nhuộm cả ánh trăng sáng. Chỉ nhìn thấy đóa hoa kia ngã xuống sen trắng lại chậm rãi mọc lên, miệng giống như lẩm bẩm, đó là câu thần chú từ xưa, trăng sáng như bị mây đen bao phủ, dần dần lụi tắt.
Là Liên Thương, cũng là Phù Thương.
Điệu múa này vốn nên gọi là Liên Thương, người biết chuyện vừa nhìn đã biết là chuyện xưa của hoàng hậu Liên Nguyệt, đáng tiếc chỉ có dân chúng vẫn cho rằng hoàng hậu Liên Nguyệt độc chiếm thánh sủng, vinh hoa một đời, cũng không thể nhận thần thoại bi thảm như vậy.
Bờ hồ Liên Nguyệt, Phù Lạc vì Long Hiên đế múa ra cái chết của Liên Nguyệt, gọi là Phù Thương.
Nhan sắc Đế vương âm trầm lạnh như băng.
Nếu quả thật nói đến tài vũ nghệ, La Mật Nhã không thể nghi ngờ kỹ cao hơn một bậc, nhưng luận quan niệm nghệ thuật, nàng không thể nghi ngờ lại thua kém một phần. Cảnh giới múa cao nhất đã sớm không phải tài nghệ thân mình, mà là thông qua điệu múa biểu đạt tình ý, điệu múa của Phù Lạc dùng chân tình bản thân suy diễn, múa vào đáy lòng mọi người.
Một trận này cuối cùng là lấy tình thắng kỹ, năm vị bình phán đều ủng hộ Phù Thương.
Một đêm này, điện Ngưng Phương lại thiết yến, Long Hiên đế trước mọi người đem La Mật Nhã chỉ cho Thất vương gia Hiên Dật đến nay vẫn chưa thú thê.
Quyết định này khiến Hiên Dật choáng váng, khiến La Mật Nhã choáng váng, khiến Phù Lạc cũng choáng váng. Có điều rất nhanh đã lý giải, quốc vương Ấn Gia quốc lại có thể muốn dùng một chiêu sắc đẹp này vây cấm Long Hiên đế, đáy lòng Phù Lạc âm thầm thở dài, chỉ sợ đến lúc đó ăn trộm gà không thành trái lại còn mất một nắm gạo.
Nhưng sắc thái hí kịch nhất vẫn là Long Hiên đế nhận Phong Tiêm Tuyết làm nghĩa muội, phong công chúa Văn Xương, chỉ hôn cho Vương của Ấn Gia quốc, cũng chính là vị Thái tử từng bắt cóc Phù Lạc chỉ vì muốn gặp Phong Tiêm Tuyết.
Luận ra, cuối cùng là quân cờ của Long Hiên đế cao hơn một bậc, chiêu số giống nhau, nhưng hắn để Vương của Ấn Gia quốc lựa chọn một nữ tử hắn không thể cự tuyệt làm hậu, từ nay về sau Phong Tiêm Tuyết trở thành Vương hậu mẫu nghi thiên hạ của Ấn Gia quốc, để văn hóa hai nước trao đổi cống hiến kiệt xuất.
Xuyên Nguyệt lâu ở Viêm Hạ xác lập địa vị bá chủ độc nhất vô nhị, đây có lẽ chính là điều kiện trao đổi của bọn họ, có lẽ còn có bí mật khác.
Luận tài mạo La Mật Nhã không thua Phong Tiêm Tuyết, nhưng luận tình yêu tha thiết của Hiên Dật, Phù Lạc lại vì hắn cảm thấy khổ sở thật sâu, nhìn thấy nữ nhân âu yếm xuất giá đến phương xa, lại thú một vị nữ tử vốn không quen biết.
Lúc này nghĩ đến, lúc trước hắn và Phong Tiêm Tuyết không thể chân chính yêu nhau, vẫn luôn tương tư đơn phương, hiện giờ thật sự thành một loại phúc khí.
Một đêm này, Long Hiên đế ngủ ở điện Can Nguyên, ngày kế ban bố chiếu thư, sắc phong Phù Lạc làm hoàng hậu, đại lễ thiết lập tại một tháng sau.
Trong lúc nhất thời cả hậu cung lâm vào khiếp sợ, trái lại trong dân gian, thật sự cho rằng đây là chuyện tình phải làm theo lý thường.
Một tháng này Long Hiên đế không còn xuất hiện ở trước mặt Phù Lạc, hoàng hậu tân nhậm còn chưa vinh đăng đã thất sủng.
Chỉ trước đại hôn ba ngày, Long Hiên đế mới hạ chỉ, để nàng đi Tịnh Vân Tự ngoài cung trai giới tắm rửa, chuẩn bị đại lễ phong hậu. Tịnh Vân Tự là sau đại sự của hoàng đế các triều đại Viêm Hạ, nơi hậu phi xuất gia, trước khi phong hậu, theo lệ thường, đều phải đến trong chùa đốt nhang cầu nguyện, trai giới tắm rửa.
Có điều Phù Lạc lại ở nơi này gặp được hai người mà nàng cho rằng đã sớm hóa thành tro tàn.
Chính là Uyển phi cùng Tư Du.
Hiện giờ Uyển phi đã là người xuất gia quy y, hào Trí An. Tư Du sống nhờ ở trong chùa, mỗi ngày cùng mẫu thân của nàng lễ Phật, Tư Du ngây thơ hồn nhiên ở nơi này càng hòa hợp hơn.
Lúc này Phù Lạc mới biết được, Long Hiên đế cũng không giết bọn họ, chỉ để Trang Du cùng Uyển phi đều tự xuất gia, đã là hành động khoan dung nhất đối với đế vương hắn, hắn sao lại có thể chứng kiến phi tử của mình cùng nam tử khác thành gia đây? Về phần Tư Du, Long Hiên đế để con bé tự do lựa chọn, mười lăm tuổi bất luận con bé muốn ở lại bên người Uyển phi hay là lựa chọn hồi cung hắn đều ủng hộ.
Dư một nữ nhi hay thiếu một nữ nhi đối với hắn dường như cũng không trọng yếu, nhưng hắn nguyện ý để Tư Du tự mình lựa chọn thân phận, cũng đã là hoàng ân lớn nhất.
Phù Lạc cảm thán cho thân tình lương bạc của hoàng thất.
Nhớ tới mẫu thân cùng ca ca của Phù Lạc ở Ngọc Chân quốc, còn nghĩ đến Tư Du hiện giờ.
Phù Lạc vạn phần may mắn quyết định lúc trước của mình.
Bất luận như thế nào, đứa trẻ sống ở hoàng gia thì có mấy người, là có thể hạnh phúc.
Thiên hạ duy nhất nữ tử so với hậu phi còn đáng thương hơn, đó là công chúa.
Một quân cờ trên tay cha và anh, vô luận là hòa thân hay là kén phò mã, công chúa từ xưa đến nay hạnh phúc trường thọ có thể có mấy người.
Có điều vô luận như thế nào, nàng vẫn cảm kích Long Hiên đế không giết Uyển phi cùng Tư Du, để nàng thân ở tha hương, lại nhiều hơn mấy phần ấm áp.
“Ngàn vạn lần đừng để cho Tư Du hồi cung.” Phù Lạc dặn dò Uyển phi, nàng chỉ cười.
Mang theo tâm tình chẳng biết tại sao lại trầm trọng, Phù Lạc về tới trong cung, chẳng lẽ đây là nơi sau này sẽ vây cấm nàng cả đời ư?
Quang vinh của hoàng hậu cũng không thể chiếu sáng lòng của nàng.
Chẳng qua cuối cùng, nàng cũng được coi như là thê tử của hắn.
Vì tập luyện điệu múa kia, Phù Lạc “bế quan toả cảng” tròn một tháng, không cho bất luận kẻ nào quấy rầy, nhốt ở viện Uyển Lê để tập, xem nhẹ hết thảy cùng những chuyện có liên quan đến Long Hiên đế, cho rằng như vậy có thể tiếp tục trốn tránh vạn hoa tranh diễm trong hậu cung này một tháng.
Buổi tối bên bờ hồ Liên Nguyệt vẫn phải tới.
Lúc xây dựng vũ đài không thấy chút xấu xí nào, mà giản trí hào phóng, khéo léo tinh tế.
Chung quanh hồ vây chật ních người, phi tử Long Hiên đế sủng ái nhất, phù quý phi vang danh thiên hạ đủ để đưa tới người nửa thành, mà công chúa Ấn Gia quốc, vũ thần công chúa La Mật Nhã thì có năng lực đưa tới người một nửa thành nữa.
Phải nói tối nay muôn người đều đổ xô ra đường, cũng tuyệt đối không giả.
Tối nay giám khảo được mời đến chính là đệ nhất nhạc công Ấn Gia Vu Khởi, sứ giả đại biểu Ấn Gia Âm Lỗi, lão tiên sinh đại nho đương thời Vương Thụy, được xưng “Vân Ca Dạ Vũ” của Viêm Hạ Dạ Vũ tiểu thư, lâu chủ Xuyên Nguyệt lâu Phong Tiêm Tuyết.
Chỉ hai vị tuyệt sắc trong giám khảo đã có thể làm cho đám đông sôi trào. Hơn nữa đại nho đương thời thanh danh hiển hách, đệ nhất nhạc công Ấn Gia cũng là danh quán trong nước, tối nay không thể không nói là một việc đại thịnh của Long Hiên triều, phỏng chừng ngày sau bình luận về mười sự kiện đại trọng yếu trong trăm năm, “luận vũ Liên Nguyệt” tối nay cũng có thể lan truyền ra.
Người đầu tiên biểu diễn chính là khách nhân ở xa tới, công chúa La Mật Nhã, vũ danh 《Thiên Nguyệt》.
Mỹ nhân tóc nâu, chuông bạc quanh thân, như mây nhẹ bay trên sân khấu, một bộ sa y màu bạc, dưới ánh trăng tỏa sáng rực rỡ, ánh lên bầu trời cùng trăng sáng trong hồ, một mình ở trên võ đài rất nhanh xoay tròn, lại có thể múa ra một điệu Ngân nguyệt lộng lẫy.
Có điều kỳ diệu nhất vẫn là chuông bạc phối hợp với nhịp chân, không chỉ có tiếng chuông không tan, trái lại xâu chuỗi thành một khúc dân gian lưu hành nhất Viêm Hạ “Thái liên khúc”.
Tiếng nhạc trí mỹ, tiếng chuông trí mỹ, vũ bước trí mỹ, vũ giả trí mỹ, điệu múa hạ xuống, vỗ tay sấm dậy, rất khó tưởng tượng còn có điệu múa nào có thể vượt qua tài nghệ hoàn mỹ như vậy.
Cho nên điệu múa của Phù Lạc phía sau nhận được chờ mong, nhận được thương hại, thương hại bất hạnh của nàng, gặp gỡ thần vũ như vậy.
Lúc người ta báo ra vũ danh 《Phù Thương》, khiến cho phía dưới một mảnh xôn xao, không ai nguyện ý nguyền rủa chính mình, mà cố tình điệu múa của Phù Quý phi lại gọi là Phù thương.
Tơ gấm xanh biếc bị người ta lôi kéo lên xuống, dưới ánh trăng giống như sóng xanh khẽ động.
Trên võ đài dần dần dâng lên ánh trăng dùng lụa trắng bọc trúc mà chế thành, ánh sáng Dạ Minh Châu ở phía sau tỏa ra một vòng trông rất sống động như trăng sáng.
Chỉ nhìn sân khấu bố trí một cách đơn thuần, đã có ý mới, làm cho người ta toát ra chờ mong.
Phù Lạc thân mặc gấm sa màu trắng ở giữa cuộn sóng cùng lên cùng động, giống như một đóa sen trắng nở rộ giữa sóng xanh, nhìn nàng chậm rãi mở ra, giống như chứng kiến một đóa sen trắng chậm rãi nở rộ, trong veo tinh thuần.
Bóng dáng một nam nhân mang theo vương miện chiếu trên ánh trăng, sen trắng càng múa càng thịnh, thân thể của nàng cùng thân ảnh trong ánh trăng càng lúc càng gần, hư thật cùng hòa, hư thật cùng múa, giống như thanh niên nam nữ xì xào nói chuyện, như lời ngon tiếng ngọt, thề non hẹn biển.
Đột nhiên.
Bốn phía chiến tranh nổi lên, tiếng đao kiếm dần dần tới gần, nam tử trong ánh trăng đổi lại giáp trụ, thiếu nữ Bạch Liên vũ động như gió táp mưa rào, trong tay chẳng biết cầm lên trường kiếm từ lúc nào, kiếm bạc mênh mang bốn phía, điệu múa mềm mại quyến rũ biến thành kiếm vũ hiên ngang mạnh mẽ, tư thế oai hùng. Diệu như nghệ xạ cửu nhật lạc, tựa như quần đế tham long tường. Tới tựa như lôi đình chấn nộ, ngưng tựa như giang hải ngưng quang(1).
Một kiếm vũ thắng ở đại khí tự nhiên, không quá mềm mại, không mất anh thư.
Trên võ đài, vừa thực vừa hư, vừa trắng vừa đen, kết hợp hoàn mỹ, giống như chứng kiến nam tử cùng nữ tử anh dũng trên chiến trường không gì cản được, nhưng trên mặt hai người vĩnh viễn tràn đầy nhu tình mật ý.
Tiếng chiến tranh dần dần ngừng lại, thay vào đó chính là khúc nhạc thời thịnh, vương miện đổi thành chuỗi ngọc trên mũ miện, Bạch Liên phủ thêm hồng sa, lễ nhạc đại hôn chậm rãi vang lên, nàng cùng hắn cầm tay tương vọng. Vũ khúc khoái hoạt vang lên, Bạch Liên vui vẻ mà quyến rũ uốn lên vòng eo mềm mại, cho đến khi thân ảnh nam tử trong ánh trăng xuất hiện một thân ảnh nữ tử thướt tha.
Ánh mắt của hắn có áy náy, điệu múa của nàng từ vui vẻ ngược lại ngưng trệ.
Nàng cùng nàng ta song song ở bên cạnh hắn, hắn giống như đang nói với nàng sự bất đắc dĩ của mình, thân bất do kỷ của hoàng đế.
Điệu múa của nàng chuyển hướng ai oán, tiếp theo cầm huyền đứt, vũ đoạn tuyệt, làm cho trái tim người ta cũng sụp đổ theo.
Tiếng động vật phập phồng bốn phía, mỗi năm một lần săn bắn lại hứng khởi, trong ánh trăng xuất hiện bóng dáng một đầu lộc, thiên tử giơ cung lên kéo căng dây, khoảnh khắc bắn ra, bóng dáng lộc đổi thành đóa sen trắng, máu đỏ tươi nhuộm cả ánh trăng sáng. Chỉ nhìn thấy đóa hoa kia ngã xuống sen trắng lại chậm rãi mọc lên, miệng giống như lẩm bẩm, đó là câu thần chú từ xưa, trăng sáng như bị mây đen bao phủ, dần dần lụi tắt.
Là Liên Thương, cũng là Phù Thương.
Điệu múa này vốn nên gọi là Liên Thương, người biết chuyện vừa nhìn đã biết là chuyện xưa của hoàng hậu Liên Nguyệt, đáng tiếc chỉ có dân chúng vẫn cho rằng hoàng hậu Liên Nguyệt độc chiếm thánh sủng, vinh hoa một đời, cũng không thể nhận thần thoại bi thảm như vậy.
Bờ hồ Liên Nguyệt, Phù Lạc vì Long Hiên đế múa ra cái chết của Liên Nguyệt, gọi là Phù Thương.
Nhan sắc Đế vương âm trầm lạnh như băng.
Nếu quả thật nói đến tài vũ nghệ, La Mật Nhã không thể nghi ngờ kỹ cao hơn một bậc, nhưng luận quan niệm nghệ thuật, nàng không thể nghi ngờ lại thua kém một phần. Cảnh giới múa cao nhất đã sớm không phải tài nghệ thân mình, mà là thông qua điệu múa biểu đạt tình ý, điệu múa của Phù Lạc dùng chân tình bản thân suy diễn, múa vào đáy lòng mọi người.
Một trận này cuối cùng là lấy tình thắng kỹ, năm vị bình phán đều ủng hộ Phù Thương.
Một đêm này, điện Ngưng Phương lại thiết yến, Long Hiên đế trước mọi người đem La Mật Nhã chỉ cho Thất vương gia Hiên Dật đến nay vẫn chưa thú thê.
Quyết định này khiến Hiên Dật choáng váng, khiến La Mật Nhã choáng váng, khiến Phù Lạc cũng choáng váng. Có điều rất nhanh đã lý giải, quốc vương Ấn Gia quốc lại có thể muốn dùng một chiêu sắc đẹp này vây cấm Long Hiên đế, đáy lòng Phù Lạc âm thầm thở dài, chỉ sợ đến lúc đó ăn trộm gà không thành trái lại còn mất một nắm gạo.
Nhưng sắc thái hí kịch nhất vẫn là Long Hiên đế nhận Phong Tiêm Tuyết làm nghĩa muội, phong công chúa Văn Xương, chỉ hôn cho Vương của Ấn Gia quốc, cũng chính là vị Thái tử từng bắt cóc Phù Lạc chỉ vì muốn gặp Phong Tiêm Tuyết.
Luận ra, cuối cùng là quân cờ của Long Hiên đế cao hơn một bậc, chiêu số giống nhau, nhưng hắn để Vương của Ấn Gia quốc lựa chọn một nữ tử hắn không thể cự tuyệt làm hậu, từ nay về sau Phong Tiêm Tuyết trở thành Vương hậu mẫu nghi thiên hạ của Ấn Gia quốc, để văn hóa hai nước trao đổi cống hiến kiệt xuất.
Xuyên Nguyệt lâu ở Viêm Hạ xác lập địa vị bá chủ độc nhất vô nhị, đây có lẽ chính là điều kiện trao đổi của bọn họ, có lẽ còn có bí mật khác.
Luận tài mạo La Mật Nhã không thua Phong Tiêm Tuyết, nhưng luận tình yêu tha thiết của Hiên Dật, Phù Lạc lại vì hắn cảm thấy khổ sở thật sâu, nhìn thấy nữ nhân âu yếm xuất giá đến phương xa, lại thú một vị nữ tử vốn không quen biết.
Lúc này nghĩ đến, lúc trước hắn và Phong Tiêm Tuyết không thể chân chính yêu nhau, vẫn luôn tương tư đơn phương, hiện giờ thật sự thành một loại phúc khí.
Một đêm này, Long Hiên đế ngủ ở điện Can Nguyên, ngày kế ban bố chiếu thư, sắc phong Phù Lạc làm hoàng hậu, đại lễ thiết lập tại một tháng sau.
Trong lúc nhất thời cả hậu cung lâm vào khiếp sợ, trái lại trong dân gian, thật sự cho rằng đây là chuyện tình phải làm theo lý thường.
Một tháng này Long Hiên đế không còn xuất hiện ở trước mặt Phù Lạc, hoàng hậu tân nhậm còn chưa vinh đăng đã thất sủng.
Chỉ trước đại hôn ba ngày, Long Hiên đế mới hạ chỉ, để nàng đi Tịnh Vân Tự ngoài cung trai giới tắm rửa, chuẩn bị đại lễ phong hậu. Tịnh Vân Tự là sau đại sự của hoàng đế các triều đại Viêm Hạ, nơi hậu phi xuất gia, trước khi phong hậu, theo lệ thường, đều phải đến trong chùa đốt nhang cầu nguyện, trai giới tắm rửa.
Có điều Phù Lạc lại ở nơi này gặp được hai người mà nàng cho rằng đã sớm hóa thành tro tàn.
Chính là Uyển phi cùng Tư Du.
Hiện giờ Uyển phi đã là người xuất gia quy y, hào Trí An. Tư Du sống nhờ ở trong chùa, mỗi ngày cùng mẫu thân của nàng lễ Phật, Tư Du ngây thơ hồn nhiên ở nơi này càng hòa hợp hơn.
Lúc này Phù Lạc mới biết được, Long Hiên đế cũng không giết bọn họ, chỉ để Trang Du cùng Uyển phi đều tự xuất gia, đã là hành động khoan dung nhất đối với đế vương hắn, hắn sao lại có thể chứng kiến phi tử của mình cùng nam tử khác thành gia đây? Về phần Tư Du, Long Hiên đế để con bé tự do lựa chọn, mười lăm tuổi bất luận con bé muốn ở lại bên người Uyển phi hay là lựa chọn hồi cung hắn đều ủng hộ.
Dư một nữ nhi hay thiếu một nữ nhi đối với hắn dường như cũng không trọng yếu, nhưng hắn nguyện ý để Tư Du tự mình lựa chọn thân phận, cũng đã là hoàng ân lớn nhất.
Phù Lạc cảm thán cho thân tình lương bạc của hoàng thất.
Nhớ tới mẫu thân cùng ca ca của Phù Lạc ở Ngọc Chân quốc, còn nghĩ đến Tư Du hiện giờ.
Phù Lạc vạn phần may mắn quyết định lúc trước của mình.
Bất luận như thế nào, đứa trẻ sống ở hoàng gia thì có mấy người, là có thể hạnh phúc.
Thiên hạ duy nhất nữ tử so với hậu phi còn đáng thương hơn, đó là công chúa.
Một quân cờ trên tay cha và anh, vô luận là hòa thân hay là kén phò mã, công chúa từ xưa đến nay hạnh phúc trường thọ có thể có mấy người.
Có điều vô luận như thế nào, nàng vẫn cảm kích Long Hiên đế không giết Uyển phi cùng Tư Du, để nàng thân ở tha hương, lại nhiều hơn mấy phần ấm áp.
“Ngàn vạn lần đừng để cho Tư Du hồi cung.” Phù Lạc dặn dò Uyển phi, nàng chỉ cười.
Mang theo tâm tình chẳng biết tại sao lại trầm trọng, Phù Lạc về tới trong cung, chẳng lẽ đây là nơi sau này sẽ vây cấm nàng cả đời ư?
Quang vinh của hoàng hậu cũng không thể chiếu sáng lòng của nàng.
Chẳng qua cuối cùng, nàng cũng được coi như là thê tử của hắn.
Danh sách chương