Ngày hai mươi lăm tháng Giêng, ngày mới trời vừa sáng, Diêu Xuân Nương còn cuộn mình trong chăn mơ màng ơ trên giường, thì bên cạnh đã vang lên tiếng động lạch cạch.
Nàng mang theo vẻ mặt bực dọc ngồi dậy, nheo mắt từ góc cửa sổ nhìn ra ngoài, thấy bóng dáng trong sân nhà bên cạnh, không tình nguyện bò dậy khỏi giường.
Nàng mặc chiếc áo bông dày mới may cho mình năm nay, cùng với tiếng mài gỗ ồn ào thì đun nước nóng rửa mặt, mở cửa lớn, đổ chậu nước rửa mặt còn bốc hơi vào khoảnh sân vắng vẻ.
Một tiếng “rào”, nửa chậu nước tưới ướt một tảng lớn của khoảnh sân, có phần mang chút bực dọc khi vừa thức giấc.
Trong sân nhà bên cạnh nhà nàng, một nam nhân cao lớn đang chăm chú mài gỗ làm quan tài nghe thấy tiếng động này, thẳng lưng ngẩng đầu, trầm mặc nhìn về phía nàng.
Đó là một gương mặt trẻ trung đàng hoàng, mày rậm mắt đen, trong cái góc hẻo lánh này, bộ dạng anh tuấn nổi bật.
Người này tên là Tề Thanh, là một thợ mộc nổi tiếng khắp nơi, Diêu Xuân Nương đã nghe qua tên hắn trước khi gả đến thôn Lê Thủy.
Nhưng không phải vì bộ dạng hắn đẹp, mà vì hắn là một người nói lắp.
Một người nói lắp làm quan tài.
Tối qua trời mưa không lớn không nhỏ, thời tiết lạnh lẽo, thở ra khói trắng, mà Tề Thanh lại mặc áo mỏng, một chiếc áo lót màu xám đen, không thể che chắn chút khí lạnh nào.
Thời điểm này canh giờ còn sớm, trời chưa sáng rõ, nhìn bầu trời mờ mịt như bị che phủ bởi một tầng lụa tối. Tề Thanh cầm một cái đục gỗ, tay áo cuốn lên vài nếp, đứng cao lớn trước quan tài đang làm dở, thực sự có chút đáng sợ.
Vận mệnh của Diêu Xuân Nương không được tốt, ngày gả tới vào đêm tân hôn thì trượng phu liền qua đời, quan tài cũng do Tề Thanh giúp làm.
Nàng còn nhớ hôm đó túc trực linh cửu suốt nửa đêm, sáng sớm nghe thấy tiếng gõ bên ngoài, đầu óc mê muội đi ra ngoài nhìn, thì va phải hắn đang ngồi xổm trong quan tài đóng đinh.
Diêu Xuân Nương vốn đã sợ ma, lúc đó trời tối, nàng chỉ mờ mờ thấy một bóng dáng ngồi trong quan tài, bất ngờ hoảng sợ như nhìn thấy ma, hét lên một tiếng chạy thẳng về nhà, sợ đến mức sốt luôn cả hai ngày.
Thầy pháp làm lễ tính bát tự một hồi, nói rằng vong phu nàng sinh oán, nàng bị ma quấy nhiễu, thần thần bí bí cho nàng uống nước bùa đen ngòm đắng ngắt, lúc này Diêu Xuân Nương mới hạ sốt.
Giờ đây Diêu Xuân Nương đã quen với việc Tề Thanh làm quan tài, không còn thấy sợ hãi, trái lại còn trừng mắt nhìn hắn, rõ ràng không hài lòng vì hắn sáng sớm đã làm rối giấc ngủ của nàng.
Nàng sợ lạnh, nửa mặt đều cuộn trong cổ áo bông dày, chỉ có đôi mắt sáng ngời lộ ra ngoài. Sau khi trừng mắt, nàng lại như cảm thấy mình không đúng, cũng không nói gì thêm, quay đầu vào nhà làm việc.
Giờ đây nàng sống một mình, còn nhiều việc phải làm.
Hai nhà của Diêu Xuân Nương và Tề Thanh xây dựng gần nhau, nhà kề nhà, ở giữa có một cái rãnh rộng một tấc để thoát nước, cũng không dựng hàng rào làm ranh, không biết thì còn tưởng hai nhà là huynh đệ ba đời.
Nhưng thực tế là quan hệ cực kỳ xa.
Diêu Xuân Nương từ thôn Liễu Hà gả đến Trương gia thôn Lê Thủy, ban đầu nàng cũng không rõ, hai nhà tại sao lại xây nhà sát nhau, sau này đi ra bờ sông giặt quần áo, nghe người trong thôn nói rằng tổ tiên hai nhà hồi đó nhìn trúng cùng một mảnh đất, ai cũng không chịu nhường, nhà này xây tường ở giữa, nhà kia hôm sau lại phá, như thể nhường một tấc là đã thiệt hại lớn, hai nhà vì vậy mới xây thành như bây giờ.
Đến đời Tề Thanh, mối ngăn cách với Trương gia đã không còn, sống chung cũng khá hòa thuận, nên không dựng tường ngăn cách.
Nàng mang theo vẻ mặt bực dọc ngồi dậy, nheo mắt từ góc cửa sổ nhìn ra ngoài, thấy bóng dáng trong sân nhà bên cạnh, không tình nguyện bò dậy khỏi giường.
Nàng mặc chiếc áo bông dày mới may cho mình năm nay, cùng với tiếng mài gỗ ồn ào thì đun nước nóng rửa mặt, mở cửa lớn, đổ chậu nước rửa mặt còn bốc hơi vào khoảnh sân vắng vẻ.
Một tiếng “rào”, nửa chậu nước tưới ướt một tảng lớn của khoảnh sân, có phần mang chút bực dọc khi vừa thức giấc.
Trong sân nhà bên cạnh nhà nàng, một nam nhân cao lớn đang chăm chú mài gỗ làm quan tài nghe thấy tiếng động này, thẳng lưng ngẩng đầu, trầm mặc nhìn về phía nàng.
Đó là một gương mặt trẻ trung đàng hoàng, mày rậm mắt đen, trong cái góc hẻo lánh này, bộ dạng anh tuấn nổi bật.
Người này tên là Tề Thanh, là một thợ mộc nổi tiếng khắp nơi, Diêu Xuân Nương đã nghe qua tên hắn trước khi gả đến thôn Lê Thủy.
Nhưng không phải vì bộ dạng hắn đẹp, mà vì hắn là một người nói lắp.
Một người nói lắp làm quan tài.
Tối qua trời mưa không lớn không nhỏ, thời tiết lạnh lẽo, thở ra khói trắng, mà Tề Thanh lại mặc áo mỏng, một chiếc áo lót màu xám đen, không thể che chắn chút khí lạnh nào.
Thời điểm này canh giờ còn sớm, trời chưa sáng rõ, nhìn bầu trời mờ mịt như bị che phủ bởi một tầng lụa tối. Tề Thanh cầm một cái đục gỗ, tay áo cuốn lên vài nếp, đứng cao lớn trước quan tài đang làm dở, thực sự có chút đáng sợ.
Vận mệnh của Diêu Xuân Nương không được tốt, ngày gả tới vào đêm tân hôn thì trượng phu liền qua đời, quan tài cũng do Tề Thanh giúp làm.
Nàng còn nhớ hôm đó túc trực linh cửu suốt nửa đêm, sáng sớm nghe thấy tiếng gõ bên ngoài, đầu óc mê muội đi ra ngoài nhìn, thì va phải hắn đang ngồi xổm trong quan tài đóng đinh.
Diêu Xuân Nương vốn đã sợ ma, lúc đó trời tối, nàng chỉ mờ mờ thấy một bóng dáng ngồi trong quan tài, bất ngờ hoảng sợ như nhìn thấy ma, hét lên một tiếng chạy thẳng về nhà, sợ đến mức sốt luôn cả hai ngày.
Thầy pháp làm lễ tính bát tự một hồi, nói rằng vong phu nàng sinh oán, nàng bị ma quấy nhiễu, thần thần bí bí cho nàng uống nước bùa đen ngòm đắng ngắt, lúc này Diêu Xuân Nương mới hạ sốt.
Giờ đây Diêu Xuân Nương đã quen với việc Tề Thanh làm quan tài, không còn thấy sợ hãi, trái lại còn trừng mắt nhìn hắn, rõ ràng không hài lòng vì hắn sáng sớm đã làm rối giấc ngủ của nàng.
Nàng sợ lạnh, nửa mặt đều cuộn trong cổ áo bông dày, chỉ có đôi mắt sáng ngời lộ ra ngoài. Sau khi trừng mắt, nàng lại như cảm thấy mình không đúng, cũng không nói gì thêm, quay đầu vào nhà làm việc.
Giờ đây nàng sống một mình, còn nhiều việc phải làm.
Hai nhà của Diêu Xuân Nương và Tề Thanh xây dựng gần nhau, nhà kề nhà, ở giữa có một cái rãnh rộng một tấc để thoát nước, cũng không dựng hàng rào làm ranh, không biết thì còn tưởng hai nhà là huynh đệ ba đời.
Nhưng thực tế là quan hệ cực kỳ xa.
Diêu Xuân Nương từ thôn Liễu Hà gả đến Trương gia thôn Lê Thủy, ban đầu nàng cũng không rõ, hai nhà tại sao lại xây nhà sát nhau, sau này đi ra bờ sông giặt quần áo, nghe người trong thôn nói rằng tổ tiên hai nhà hồi đó nhìn trúng cùng một mảnh đất, ai cũng không chịu nhường, nhà này xây tường ở giữa, nhà kia hôm sau lại phá, như thể nhường một tấc là đã thiệt hại lớn, hai nhà vì vậy mới xây thành như bây giờ.
Đến đời Tề Thanh, mối ngăn cách với Trương gia đã không còn, sống chung cũng khá hòa thuận, nên không dựng tường ngăn cách.
Danh sách chương