LẠI GẶP HÒA THƯỢNG GIÀ.
Buổi đầu đến thế giới này, trên đường tới chùa Thượng Vân cùng đại sư, không phải tất cả mọi người Giang Trừng gặp ở các thành trì của người phàm đều no ấm yên vui, nhưng tiếng nô đùa trẻ nít vang khắp ngõ, người qua lại rạng rỡ nói cười, hàng rong vỉa hè chào mời hồ hởi, quán rượu ven đường ồn ã tưng bừng, bầu không khí đầy sức sống chốn phố phường thân thương vô cùng.
Nhưng bây giờ, trên đường đến sơn phái Xuất Trần, Giang Trừng đã qua hơn mười thành thôn lớn nhỏ của người thường, hình ảnh mà cô bắt gặp nhiều nhất lại là dân chạy nạn thiếu ăn kém mặc. Cả thửa ruộng mênh mông tịnh không bóng cỏ, rất nhiều làng mạc chẳng còn một ai, phủ kín cỏ dại cây khô.
Bảy năm, cô ở hắc thất bảy năm, thế giới bên ngoài đã vật đổi sao dời. Thời tiết thất thường, cây trồng không sống nổi, hạn hán, lũ lụt, sâu hại, động đất liên miên không dứt, với người phàm, thiên tai ồ ạt kéo đến như thế chỉ mang lại sự hủy diệt, ngày càng nhiều người chết, cũng ngày càng nhiều người rời nơi chôn rau cắt rốn chẳng thể sinh nhai được nữa, chuyển đến nơi có lẽ khá hơn một chút.
Ở thế giới này, kẻ đầu tiên Giang Trừng giết không phải tu sĩ mà chỉ là một người bình thường, thậm chí còn là kẻ đói đến mức bụng không ngừng reo, giết gã chẳng tốn tý sức, đến kiếm cũng chẳng cần dùng.
Bấy giờ gã đàn ông nọ đuổi theo một đứa bé, tay cầm liềm mẻ, trông như điên. Đứa trẻ kia gầy lắm, người chắc chưa được hai lạng thịt, vừa chạy vừa gào khóc: “Đừng ăn thịt con!”
Giang Trừng vừa hất một cái, gã điên kia đã bay ngoài hai mét, gã ta nhẹ hơn cô tưởng nhiều, nhìn lại, gã điên vừa muốn giết người kia đã tắt thở, nhanh gọn vậy đấy. Thấy cảnh ấy, đứa trẻ vừa được cứu lại không mừng như cô nghĩ, nó lảo đảo chạy đến bên gã đàn ông kia, nức nở gọi cha.
Khi đó, Giang Trừng mới biết người đàn ông muốn giết thịt đứa trẻ này là cha ruột của nó. Đói đến cực cùng, con người sẽ ăn được thịt đồng loại. Dù có thích nghi nhanh đến mức nào đi nữa, Giang Trừng cũng chẳng thể dễ dàng chấp nhận nổi thảm kịch mãi xảy ra trước mặt như thế.
Thế là cô không băng qua thành trấn của người phàm nữa, chỉ nhằm thành trì tu chân của các tu sĩ mà đi. Nơi tu sĩ sống khác hoàn toàn với thành trấn của người phàm, không có dân chạy nạn, vẫn còn vẻ thanh bình no ấm. Nhưng chỉ cần ghé vào quán rượu hay khách điếm thôi là lại nghe các tu sĩ bàn tán về đại kiếp sắp đến.
Trong số các tu sĩ này có tán tu, cũng có đệ tử tông môn và thế gia tu chân, họ họp lại kể nhau nghe tin mà mình biết, thỉnh thoảng có người lại nhắc đến thảm trạng mà người phàm đang đối mặt với, ai nấy lắc đầu thở dài.
Chẳng ai biết rõ đại kiếp kia là gì, nhưng tất cả mọi người đều có vẻ trĩu gánh âu lo, phần đông tu sĩ đi đường cũng vội vàng hấp tấp, hiếm ai phóng khoáng nói cười.
Bầu không khí nặng nề bao trùm mọi nơi.
Thành trì tu sĩ ở tuy không có nạn dân, nhưng lại có bọn tu sĩ xấu xa thừa dịp lòng người hoang mang để tác oai tác quái, Tứ quỷ Kỳ thành chết dưới tay Giang Trừng kia chính là bốn tu sĩ quèn Trúc Cơ kỳ với vài ngón yêu tà học đâu đó, đã làm hại không ít nữ tu và con gái nhà lành.
Chốn nào cũng rối ren, nhưng cô không thể tránh né chỉ vì lạ lẫm hay khó chịu, gặp chuyện không ưng, không chấp nhận nổi thì dù có nhắm tịt mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì, Giang Trừng chưa bao giờ là kẻ chỉ biết trốn tránh, thế nên sau khi bình ổn tâm trạng, cô không cố ý tránh những tòa thành và thôn làng của người phàm nữa.
Suốt đường cô đã chứng kiến quá nhiều thảm kịch cũng như những cảnh cảm động, cái thiện và cái ác của con người phơi bày rõ ràng giữa cơn hoạn nạn. Mỗi khi trông thấy những con người cố gắng để được sống tiếp kia, cô sẽ không kìm được suy nghĩ: Mình làm được gì? Cô không cần báo đáp, cũng chẳng cần dân chúng tôn xưng là người tốt, cô chỉ muốn khiến chính mình dễ chịu hơn.
Vì thế, linh thạch của Giang Trừng vơi ngày càng nhanh. Phần lớn thù lao nhiệm vụ tiêu diệt ác đồ trên bảng săn ở thành trì tu chân được cô đổi thành thức ăn quần áo thuốc men, lúc đến nơi ở của người phàm, sẽ giao cho người đáng tin xử lý.
Những thứ ấy nhanh chóng trở thành thức ăn lấp bụng, thuốc thang cứu mạng và quần áo chăn đệm chống rét của nạn dân. Giang Trừng chẳng quan tâm mình cứu được bao nhiêu người, cô đã làm hết việc mình có thể, không thẹn với lòng.
Nhưng đúng là linh thạch quá chóng cạn, vào túi chưa kịp ấm đã hết sạch, đau lòng lắm thôi. Lần trước, soi được một bộ đồ hơi bị đẹp ở thành trì tu chân cũng không nỡ mua!
Ờ thì, một phần cũng là do bộ quần áo đó là đồ nữ. Giờ cô điển trai trẻ khỏe thế này, mặc đồ nữ ra đường, hoảng hồn người ta.
Lại dùng gần cạn linh thạch kiếm được, Giang Trừng thở dài, liếc ba chữ Hài Nguyên thành treo trên cửa thành tả tơi. Bộ ngôn của chữ Hài đã phai, trông như Giai Nguyên thành*.
[*Chữ 谐 (hài) mất bộ ngôn là chữ 皆 (giai). Giai Nguyên, tất cả vẫn như ban đầu. Sắp gặp đại sư và đồng bọn rồi. Tác giả sến súa quá. Nhưng tui thích.:’>]
Cửa thành rộng mở nhưng không nhiều người ra vào, ngoài cổng không có thủ vệ, chân tường thành lác đác người áo quần lam lũ hoặc ngồi hoặc nằm, chẳng rõ sống chết.
Vào thành, Giang Trừng cân nhắc xem nên đến đâu tìm người ủy thác thức ăn và thuốc men. Trong thành có rất nhiều nhà đổ nát, chắc hẳn mới đây đã xảy ra động đất, giờ vẫn còn người đang bới đồ trong đống hoang tàn. Ở phía khác, có một toán người đang dựng lán, kiểu xập xệ chấp vá bằng vài mảnh gỗ, chỉ có thể tránh gió.
Giang Trừng quan sát một hồi, bước lên hỏi thăm một bác gái chân chất xem ai đang cứu trợ nạn dân nơi này. Ở những thành trước đó, người đứng ra cứu trợ đều là thương nhân thiện tâm hoặc thanh quan chính phái, nhưng bác gái này lại đáp: “Là một nhóm sư phụ ở chùa, ôi họ đều có tâm Bồ Tát, đã cứu rất nhiều người, đúng là Bồ Tát được Phật Tổ phái xuống cứu khổ cứu nạn mà, nếu không nhờ các đại sư ấy, chắc con trai tôi phải vùi thây dưới đất rồi…”
Đại sư? Một nhóm đại sư? Giang Trừng ngờ ngợ.
Linh cảm này lập tức thành thật, mới đi ngoài mười bước, ở một bãi đổ nát to hơn không xa, cô đã thấy mười mấy cái đầu trọc sáng loáng mình trần rực rỡ ánh vàng đang dời đá bẩy gỗ, mồ hôi tuôn như mưa, người dẫn đầu chẳng phải Hình Giới đại sư —– hộ pháp mắt trợn cứ thấy cô là khó chịu hồi ở chùa Thượng Vân đấy thôi?
Lúc Giang Trừng trông thấy Hình Giới đại sư, hắn cũng đã để ý đến ánh mắt cô, mắt hổ lườm sang, mới đầu còn ngờ ngợ, đến lúc Giang Trừng cười khì vẫy tay với mình, Hình Giới đại sư hẳn đã nhận ra cô, mặt đổi màu ngay, mày rậm dựng thẳng, gầm lên: “Sư thúc không có ở đây, mi lượn mau đi!”
Giang Trừng: Không đánh mà khai rồi kìa cha… Bởi mới nói, to mỗi cái xác cũng vậy à, sao hòa thượng bự nhà anh không to luôn bộ não ấy?
Ngay lúc ấy, một hòa thượng cơ bắp cuồn cuộn đang khiêng đá bên cạnh Hình Giới thắc mắc: “Hình Giới sư thúc, sư tổ ở đây mà, chẳng đang ở phố nam đấy thôi? Sáng nay con còn gặp… Ui da, Hình Giới sư thúc, sao người lại đánh con.”
Giang Trừng thấy mặt gã hòa thượng khờ này hơi quen, nghĩ lại mới nhớ năm xưa mình hỏi thăm Thanh Đăng đại sư, Hình Giới lườm cô không đáp, cũng chính hòa thượng ngơ này nói chứ ai. Bao nhiêu năm qua vẫn khờ rứa, đám hòa thượng này đáng yêu quá đi thôi.
“Cảm ơn, giờ tôi đi tìm Thanh Đăng đại sư đây.” Giang Trừng chắp tay, xoay người phóng khoáng rời đi.
Cô không chủ đích kiếm Thanh Đăng đại sư, chỉ dạo quanh khắp nơi, vậy mà mới rẽ được hai ngõ đã thấy bóng dáng quen thuộc, lâu rồi không gặp.
Không phải Thanh Đăng quen mắt đến nỗi chỉ liếc một cái là Giang Trừng nhận ra ngay, mà là do đại sư quá ư nổi bật, có muốn không thấy cũng chẳng được.
Trong một lán tranh đắp bằng ván gỗ và cỏ, giữa đám trẻ nít nhỏ thì hai ba, lớn mới năm sáu tuổi là một Thanh Đăng đại sư cao nhòng, cứ như giữa một rừng nấm kim châm lại tót ra một cây nấm chân gà. Uầy, hình ảnh minh họa có gì đó sai sai. Thôi kệ, đừng để ý mấy cái vặt vãnh đó.
Cây nấm chân gà… À thì Thanh Đăng đại sư, từ lúc Giang Trừng quen anh ta đến nay, vẫn chỉ mặc bộ áo tăng trắng giặt đến bạc màu kia, giản dị sạch sẽ gọn gàng, nhưng bây giờ, anh như đã lăn một vòng dưới đất, lấm lem hết cả. Vậy mà vẫn có thể xán lạn phật quang ngay trong trạng thái mình đầy bụi đất.
Dường như Thanh Đăng đại sư đang trông trẻ, đây chắc là một khu tập trung gì đó giống mẫu giáo, con cái của những người ban nãy hẳn đều đang ở đây. Nhưng, Thanh Đăng đại sư trông trẻ á?
Giang Trừng săm soi tạo hình bây giờ của đại sư, một đứa bé mới mọc răng sữa nằm úp sấp trên đầu, ê a một hồi lại cụng vào đầu anh. Sau lưng anh là một đứa tính nắm áo leo lên, hai đứa bên trái thì kéo chuỗi hạt bồ đề anh đeo, đứa bên phải lại đang vắt vẻo trên cánh tay anh, định với cọng cỏ đuôi chó anh cầm.
Còn đại sư ấy à, vẻ mặt vẫn bình thản hệt bảy năm trước, tay phải ngoáy cỏ đuôi chó, nhóc nghịch ngợm nhìn mà hò reo luôn, nhảy tới nhảy lui tranh lấy.
Một lúc sau, đại sư giơ tay ném cọng cỏ ra xa. Mấy đứa bé lập tức đua nhau, cuối cùng, đứa nhanh nhất nhặt nó về cho đại sư, anh lại tiếp tục cầm lấy chơi với bọn nhóc, dẫu đám nhóc vây quanh có kéo áo véo tai nện lưng thế nào, anh cũng không nóng không bực, sừng sững đứng im, tuy hơi nhếch nhác, nhưng lại thong dong khôn tả.
Cơ mà đại sư ê, anh đang trông trẻ hay đang chơi với mèo với chó thế? Giang Trừng không kìm được nghĩ rằng, may mà lão hòa thượng này chẳng bao giờ có con, ai mà thấu nổi cái kiểu làm cha nghịch ngợm này.
Giang Trừng cười tít mắt, khoanh tay tựa cây bên góc đường ngắm đám trẻ giày vò đại sư, vui ơi là vui. Đến khi thấy cảnh một cô bé cầm than chì, nhón chân kẻ mắt cho đại sư lại như thêm một quầng thâm quanh mắt, Giang Trừng rốt cũng chẳng nhịn được nữa, bật cười thật to, vừa cười vừa đấm cây.
Đại sư đúng là thần khí xả xì trét, tâm trạng không tốt gặp anh sẽ lại khá hơn ngay, cứ như kỳ tích ý.
Giang Trừng quá manh động, thế là đám nhóc bên kia lũ lượt nhìn sang, đương nhiên, cả Thanh Đăng đại sư cũng thế.
Giữa ánh mắt tò mò của đám trẻ và ánh mắt bình thản của đại sư, Giang Trừng tươi cười sải bước đến gần, giơ tay chào, “Hây, đại sư, lâu rồi không gặp, anh còn nhớ tôi là ai không?”
Đại sư: “Ai?”
Giang Trừng: Đệt mợ tui chỉ khách sáo rứa thôi chớ bộ, mới bảy năm không gặp mà anh quên tui luôn thật hả!
Đại sư: “À, là cô.”
Giang Trừng: Cuối cùng cũng nhớ rồi hả. [doge]*
[*Ai muốn biết cái này là biểu cảm gì thì tra google nha. ;)]
Đại sư: “Quên tên rồi.”
Giang Trừng: … Ôi muốn đập chết cái con lừa ngu ngốc này quá đi thôi, hem biết giờ mình đập nổi ổng chưa nhở.
Giang Trừng đang ngứa tay thì lại nghe tiếng bước chân vọng lại sau lưng, ngoái đầu nhìn, trụ trì Thù Ấn đang cười tít mắt, trên vai là con mèo đen nọ.
“Giang cô nương? Không ngờ lại gặp ở đây, khéo thật đấy, hai hôm trước sư thúc mới đến Dung Trần sơn phái, nghe đâu cô còn đang bế quan mà, nhanh vậy đã xuất quan rồi, có vẻ tu vi tăng mạnh nhỉ, chúc mừng nhé.” Thù Ấn nói.
Giang Trừng nghe thế, lặng lẽ liếc Thanh Đăng đại sư, vậy mà anh còn bảo không nhớ tôi là ai á? Bị tát lật mặt ngay tại chỗ rồi kìa.
Thanh Đăng bình tĩnh cầm cỏ đuôi chó chơi với đám nhóc, không nhìn cô.
Chậc, hòa thượng già, mồm thì bảo không quen, nhưng cơ thể vẫn còn thành thật thế đấy.
Buổi đầu đến thế giới này, trên đường tới chùa Thượng Vân cùng đại sư, không phải tất cả mọi người Giang Trừng gặp ở các thành trì của người phàm đều no ấm yên vui, nhưng tiếng nô đùa trẻ nít vang khắp ngõ, người qua lại rạng rỡ nói cười, hàng rong vỉa hè chào mời hồ hởi, quán rượu ven đường ồn ã tưng bừng, bầu không khí đầy sức sống chốn phố phường thân thương vô cùng.
Nhưng bây giờ, trên đường đến sơn phái Xuất Trần, Giang Trừng đã qua hơn mười thành thôn lớn nhỏ của người thường, hình ảnh mà cô bắt gặp nhiều nhất lại là dân chạy nạn thiếu ăn kém mặc. Cả thửa ruộng mênh mông tịnh không bóng cỏ, rất nhiều làng mạc chẳng còn một ai, phủ kín cỏ dại cây khô.
Bảy năm, cô ở hắc thất bảy năm, thế giới bên ngoài đã vật đổi sao dời. Thời tiết thất thường, cây trồng không sống nổi, hạn hán, lũ lụt, sâu hại, động đất liên miên không dứt, với người phàm, thiên tai ồ ạt kéo đến như thế chỉ mang lại sự hủy diệt, ngày càng nhiều người chết, cũng ngày càng nhiều người rời nơi chôn rau cắt rốn chẳng thể sinh nhai được nữa, chuyển đến nơi có lẽ khá hơn một chút.
Ở thế giới này, kẻ đầu tiên Giang Trừng giết không phải tu sĩ mà chỉ là một người bình thường, thậm chí còn là kẻ đói đến mức bụng không ngừng reo, giết gã chẳng tốn tý sức, đến kiếm cũng chẳng cần dùng.
Bấy giờ gã đàn ông nọ đuổi theo một đứa bé, tay cầm liềm mẻ, trông như điên. Đứa trẻ kia gầy lắm, người chắc chưa được hai lạng thịt, vừa chạy vừa gào khóc: “Đừng ăn thịt con!”
Giang Trừng vừa hất một cái, gã điên kia đã bay ngoài hai mét, gã ta nhẹ hơn cô tưởng nhiều, nhìn lại, gã điên vừa muốn giết người kia đã tắt thở, nhanh gọn vậy đấy. Thấy cảnh ấy, đứa trẻ vừa được cứu lại không mừng như cô nghĩ, nó lảo đảo chạy đến bên gã đàn ông kia, nức nở gọi cha.
Khi đó, Giang Trừng mới biết người đàn ông muốn giết thịt đứa trẻ này là cha ruột của nó. Đói đến cực cùng, con người sẽ ăn được thịt đồng loại. Dù có thích nghi nhanh đến mức nào đi nữa, Giang Trừng cũng chẳng thể dễ dàng chấp nhận nổi thảm kịch mãi xảy ra trước mặt như thế.
Thế là cô không băng qua thành trấn của người phàm nữa, chỉ nhằm thành trì tu chân của các tu sĩ mà đi. Nơi tu sĩ sống khác hoàn toàn với thành trấn của người phàm, không có dân chạy nạn, vẫn còn vẻ thanh bình no ấm. Nhưng chỉ cần ghé vào quán rượu hay khách điếm thôi là lại nghe các tu sĩ bàn tán về đại kiếp sắp đến.
Trong số các tu sĩ này có tán tu, cũng có đệ tử tông môn và thế gia tu chân, họ họp lại kể nhau nghe tin mà mình biết, thỉnh thoảng có người lại nhắc đến thảm trạng mà người phàm đang đối mặt với, ai nấy lắc đầu thở dài.
Chẳng ai biết rõ đại kiếp kia là gì, nhưng tất cả mọi người đều có vẻ trĩu gánh âu lo, phần đông tu sĩ đi đường cũng vội vàng hấp tấp, hiếm ai phóng khoáng nói cười.
Bầu không khí nặng nề bao trùm mọi nơi.
Thành trì tu sĩ ở tuy không có nạn dân, nhưng lại có bọn tu sĩ xấu xa thừa dịp lòng người hoang mang để tác oai tác quái, Tứ quỷ Kỳ thành chết dưới tay Giang Trừng kia chính là bốn tu sĩ quèn Trúc Cơ kỳ với vài ngón yêu tà học đâu đó, đã làm hại không ít nữ tu và con gái nhà lành.
Chốn nào cũng rối ren, nhưng cô không thể tránh né chỉ vì lạ lẫm hay khó chịu, gặp chuyện không ưng, không chấp nhận nổi thì dù có nhắm tịt mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì, Giang Trừng chưa bao giờ là kẻ chỉ biết trốn tránh, thế nên sau khi bình ổn tâm trạng, cô không cố ý tránh những tòa thành và thôn làng của người phàm nữa.
Suốt đường cô đã chứng kiến quá nhiều thảm kịch cũng như những cảnh cảm động, cái thiện và cái ác của con người phơi bày rõ ràng giữa cơn hoạn nạn. Mỗi khi trông thấy những con người cố gắng để được sống tiếp kia, cô sẽ không kìm được suy nghĩ: Mình làm được gì? Cô không cần báo đáp, cũng chẳng cần dân chúng tôn xưng là người tốt, cô chỉ muốn khiến chính mình dễ chịu hơn.
Vì thế, linh thạch của Giang Trừng vơi ngày càng nhanh. Phần lớn thù lao nhiệm vụ tiêu diệt ác đồ trên bảng săn ở thành trì tu chân được cô đổi thành thức ăn quần áo thuốc men, lúc đến nơi ở của người phàm, sẽ giao cho người đáng tin xử lý.
Những thứ ấy nhanh chóng trở thành thức ăn lấp bụng, thuốc thang cứu mạng và quần áo chăn đệm chống rét của nạn dân. Giang Trừng chẳng quan tâm mình cứu được bao nhiêu người, cô đã làm hết việc mình có thể, không thẹn với lòng.
Nhưng đúng là linh thạch quá chóng cạn, vào túi chưa kịp ấm đã hết sạch, đau lòng lắm thôi. Lần trước, soi được một bộ đồ hơi bị đẹp ở thành trì tu chân cũng không nỡ mua!
Ờ thì, một phần cũng là do bộ quần áo đó là đồ nữ. Giờ cô điển trai trẻ khỏe thế này, mặc đồ nữ ra đường, hoảng hồn người ta.
Lại dùng gần cạn linh thạch kiếm được, Giang Trừng thở dài, liếc ba chữ Hài Nguyên thành treo trên cửa thành tả tơi. Bộ ngôn của chữ Hài đã phai, trông như Giai Nguyên thành*.
[*Chữ 谐 (hài) mất bộ ngôn là chữ 皆 (giai). Giai Nguyên, tất cả vẫn như ban đầu. Sắp gặp đại sư và đồng bọn rồi. Tác giả sến súa quá. Nhưng tui thích.:’>]
Cửa thành rộng mở nhưng không nhiều người ra vào, ngoài cổng không có thủ vệ, chân tường thành lác đác người áo quần lam lũ hoặc ngồi hoặc nằm, chẳng rõ sống chết.
Vào thành, Giang Trừng cân nhắc xem nên đến đâu tìm người ủy thác thức ăn và thuốc men. Trong thành có rất nhiều nhà đổ nát, chắc hẳn mới đây đã xảy ra động đất, giờ vẫn còn người đang bới đồ trong đống hoang tàn. Ở phía khác, có một toán người đang dựng lán, kiểu xập xệ chấp vá bằng vài mảnh gỗ, chỉ có thể tránh gió.
Giang Trừng quan sát một hồi, bước lên hỏi thăm một bác gái chân chất xem ai đang cứu trợ nạn dân nơi này. Ở những thành trước đó, người đứng ra cứu trợ đều là thương nhân thiện tâm hoặc thanh quan chính phái, nhưng bác gái này lại đáp: “Là một nhóm sư phụ ở chùa, ôi họ đều có tâm Bồ Tát, đã cứu rất nhiều người, đúng là Bồ Tát được Phật Tổ phái xuống cứu khổ cứu nạn mà, nếu không nhờ các đại sư ấy, chắc con trai tôi phải vùi thây dưới đất rồi…”
Đại sư? Một nhóm đại sư? Giang Trừng ngờ ngợ.
Linh cảm này lập tức thành thật, mới đi ngoài mười bước, ở một bãi đổ nát to hơn không xa, cô đã thấy mười mấy cái đầu trọc sáng loáng mình trần rực rỡ ánh vàng đang dời đá bẩy gỗ, mồ hôi tuôn như mưa, người dẫn đầu chẳng phải Hình Giới đại sư —– hộ pháp mắt trợn cứ thấy cô là khó chịu hồi ở chùa Thượng Vân đấy thôi?
Lúc Giang Trừng trông thấy Hình Giới đại sư, hắn cũng đã để ý đến ánh mắt cô, mắt hổ lườm sang, mới đầu còn ngờ ngợ, đến lúc Giang Trừng cười khì vẫy tay với mình, Hình Giới đại sư hẳn đã nhận ra cô, mặt đổi màu ngay, mày rậm dựng thẳng, gầm lên: “Sư thúc không có ở đây, mi lượn mau đi!”
Giang Trừng: Không đánh mà khai rồi kìa cha… Bởi mới nói, to mỗi cái xác cũng vậy à, sao hòa thượng bự nhà anh không to luôn bộ não ấy?
Ngay lúc ấy, một hòa thượng cơ bắp cuồn cuộn đang khiêng đá bên cạnh Hình Giới thắc mắc: “Hình Giới sư thúc, sư tổ ở đây mà, chẳng đang ở phố nam đấy thôi? Sáng nay con còn gặp… Ui da, Hình Giới sư thúc, sao người lại đánh con.”
Giang Trừng thấy mặt gã hòa thượng khờ này hơi quen, nghĩ lại mới nhớ năm xưa mình hỏi thăm Thanh Đăng đại sư, Hình Giới lườm cô không đáp, cũng chính hòa thượng ngơ này nói chứ ai. Bao nhiêu năm qua vẫn khờ rứa, đám hòa thượng này đáng yêu quá đi thôi.
“Cảm ơn, giờ tôi đi tìm Thanh Đăng đại sư đây.” Giang Trừng chắp tay, xoay người phóng khoáng rời đi.
Cô không chủ đích kiếm Thanh Đăng đại sư, chỉ dạo quanh khắp nơi, vậy mà mới rẽ được hai ngõ đã thấy bóng dáng quen thuộc, lâu rồi không gặp.
Không phải Thanh Đăng quen mắt đến nỗi chỉ liếc một cái là Giang Trừng nhận ra ngay, mà là do đại sư quá ư nổi bật, có muốn không thấy cũng chẳng được.
Trong một lán tranh đắp bằng ván gỗ và cỏ, giữa đám trẻ nít nhỏ thì hai ba, lớn mới năm sáu tuổi là một Thanh Đăng đại sư cao nhòng, cứ như giữa một rừng nấm kim châm lại tót ra một cây nấm chân gà. Uầy, hình ảnh minh họa có gì đó sai sai. Thôi kệ, đừng để ý mấy cái vặt vãnh đó.
Cây nấm chân gà… À thì Thanh Đăng đại sư, từ lúc Giang Trừng quen anh ta đến nay, vẫn chỉ mặc bộ áo tăng trắng giặt đến bạc màu kia, giản dị sạch sẽ gọn gàng, nhưng bây giờ, anh như đã lăn một vòng dưới đất, lấm lem hết cả. Vậy mà vẫn có thể xán lạn phật quang ngay trong trạng thái mình đầy bụi đất.
Dường như Thanh Đăng đại sư đang trông trẻ, đây chắc là một khu tập trung gì đó giống mẫu giáo, con cái của những người ban nãy hẳn đều đang ở đây. Nhưng, Thanh Đăng đại sư trông trẻ á?
Giang Trừng săm soi tạo hình bây giờ của đại sư, một đứa bé mới mọc răng sữa nằm úp sấp trên đầu, ê a một hồi lại cụng vào đầu anh. Sau lưng anh là một đứa tính nắm áo leo lên, hai đứa bên trái thì kéo chuỗi hạt bồ đề anh đeo, đứa bên phải lại đang vắt vẻo trên cánh tay anh, định với cọng cỏ đuôi chó anh cầm.
Còn đại sư ấy à, vẻ mặt vẫn bình thản hệt bảy năm trước, tay phải ngoáy cỏ đuôi chó, nhóc nghịch ngợm nhìn mà hò reo luôn, nhảy tới nhảy lui tranh lấy.
Một lúc sau, đại sư giơ tay ném cọng cỏ ra xa. Mấy đứa bé lập tức đua nhau, cuối cùng, đứa nhanh nhất nhặt nó về cho đại sư, anh lại tiếp tục cầm lấy chơi với bọn nhóc, dẫu đám nhóc vây quanh có kéo áo véo tai nện lưng thế nào, anh cũng không nóng không bực, sừng sững đứng im, tuy hơi nhếch nhác, nhưng lại thong dong khôn tả.
Cơ mà đại sư ê, anh đang trông trẻ hay đang chơi với mèo với chó thế? Giang Trừng không kìm được nghĩ rằng, may mà lão hòa thượng này chẳng bao giờ có con, ai mà thấu nổi cái kiểu làm cha nghịch ngợm này.
Giang Trừng cười tít mắt, khoanh tay tựa cây bên góc đường ngắm đám trẻ giày vò đại sư, vui ơi là vui. Đến khi thấy cảnh một cô bé cầm than chì, nhón chân kẻ mắt cho đại sư lại như thêm một quầng thâm quanh mắt, Giang Trừng rốt cũng chẳng nhịn được nữa, bật cười thật to, vừa cười vừa đấm cây.
Đại sư đúng là thần khí xả xì trét, tâm trạng không tốt gặp anh sẽ lại khá hơn ngay, cứ như kỳ tích ý.
Giang Trừng quá manh động, thế là đám nhóc bên kia lũ lượt nhìn sang, đương nhiên, cả Thanh Đăng đại sư cũng thế.
Giữa ánh mắt tò mò của đám trẻ và ánh mắt bình thản của đại sư, Giang Trừng tươi cười sải bước đến gần, giơ tay chào, “Hây, đại sư, lâu rồi không gặp, anh còn nhớ tôi là ai không?”
Đại sư: “Ai?”
Giang Trừng: Đệt mợ tui chỉ khách sáo rứa thôi chớ bộ, mới bảy năm không gặp mà anh quên tui luôn thật hả!
Đại sư: “À, là cô.”
Giang Trừng: Cuối cùng cũng nhớ rồi hả. [doge]*
[*Ai muốn biết cái này là biểu cảm gì thì tra google nha. ;)]
Đại sư: “Quên tên rồi.”
Giang Trừng: … Ôi muốn đập chết cái con lừa ngu ngốc này quá đi thôi, hem biết giờ mình đập nổi ổng chưa nhở.
Giang Trừng đang ngứa tay thì lại nghe tiếng bước chân vọng lại sau lưng, ngoái đầu nhìn, trụ trì Thù Ấn đang cười tít mắt, trên vai là con mèo đen nọ.
“Giang cô nương? Không ngờ lại gặp ở đây, khéo thật đấy, hai hôm trước sư thúc mới đến Dung Trần sơn phái, nghe đâu cô còn đang bế quan mà, nhanh vậy đã xuất quan rồi, có vẻ tu vi tăng mạnh nhỉ, chúc mừng nhé.” Thù Ấn nói.
Giang Trừng nghe thế, lặng lẽ liếc Thanh Đăng đại sư, vậy mà anh còn bảo không nhớ tôi là ai á? Bị tát lật mặt ngay tại chỗ rồi kìa.
Thanh Đăng bình tĩnh cầm cỏ đuôi chó chơi với đám nhóc, không nhìn cô.
Chậc, hòa thượng già, mồm thì bảo không quen, nhưng cơ thể vẫn còn thành thật thế đấy.
Danh sách chương