Tháng Một ở Bắc Kinh cũng như mọi thành phố phương Bắc khác, ngõ ngách vương một màu xám xịt, lãnh lẽo và khô hanh, tô điểm thêm nét tiêu điều và cô quạnh cho thành phố phồn hoa này.
Đôi lúc, Chu Hoành Viễn cảm thấy bản thân tựa như một lữ khách lạc hồn, lang thang giữa những khung sắt chọc trời trong thành phố với con tim còn hoang tàn hơn ngày đông giá rét. Hắn không thể yêu con gái, thậm chí là không thể yêu bất kỳ ai khác ngoài Trình Dục. Không phải hắn chưa từng thử vùng vẫy, nam có nữ có, nhưng mỗi một lần thử nghiệm đều chỉ củng cố thêm phỏng đoán của hắn: hắn không yêu một ai khác được nữa. Kết cục của mối tình đơn phương này là Chu Hoành Viễn chỉ có thể đạt được khoái cảm khi cầm bức ảnh của Trình Dục trên tay. Nhưng sau những thoả mãn về tinh thần và thể xác ấy, những gì còn lại chỉ là cảm giác khinh bỉ bản thân sâu sắc. Hắn biết mình có tội. Có lẽ, thứ Chu Hoành Viễn thực sự muốn chạy trốn không phải là sự cấm kỵ và tội lỗi của mối tình này, mà còn là cảm giác bất lực khi bị mắc kẹt trong số phận và nỗi niềm tuyệt vọng. Hắn biết rằng mọi thứ chỉ đều đi vào ngõ cụt. Hắn không nhìn thấy hy vọng, cũng không tìm thấy tương lai. Trình Dục không thể chấp nhận hắn, nhưng hắn cũng không thể buông bỏ Trình Dục.
Theo thời gian, Chu Hoành Viễn dần trở nên chết lặng, mà tận cùng của chết lặng chính là một trái tim ngày càng lạnh lẽo và thái độ ngày càng hững hờ.
Chu Hoành Viễn yêu Trình Dục, điều này chắc chắn không phải bàn cãi. Hắn yêu anh mức bài xích tất cả những người khác trên thế giới này, yêu đến mức chỉ có ham muốn với một mình anh. Vậy mà thứ tình yêu này lại chứa đựng đầy những cảm xúc hỗn tạp không đếm xuể: có gắn bó và thân thuộc, nhưng cũng có khinh thường và khó thấu hiểu, thậm chí, ở một mức độ nào đó, hắn còn chán ghét Trình Dục. Những cảm xúc này đan xen với quá nhiều bản tính tối tăm của con người, mọc lên như đám cỏ dại trên bãi cỏ xanh; ban đầu chỉ lác đác vài cụm nhỏ, ấy vậy mà cuối cùng lại chiếm lấy cả một vùng cỏ rộng lớn.
Từ khi khai giảng đến nay, Chu Hoành Viễn nhận được vài email lác đác từ Tần Nhất Minh. Có cái chỉ đính kèm mỗi ảnh chụp, có cái thì viết vài dòng Trung Anh đan xen để kể chuyện và chia sẻ trải nghiệm. Qua những bức thư thi thoảng mới đến của Tần Nhất Minh, Chu Hoành Viễn đã được dạo bước trên đại lộ Benjamin Franklin, chiêm ngưỡng từng bảo tàng lịch sử và văn hoá, ngắm nghía Chuông Tự do ở Philadelphia, tham quan Hội Triết học cùng với các nhà thờ lớn v.v. Mọi thứ phía bên kia đại dương đều mới mẻ, giống như một giấc mơ khác của Alice, đồng thời cũng là một cột mốc quan trọng nữa trong cuộc đời không bao giờ biết thoả mãn của Chu Hoành Viễn.
Dưới sự cám dỗ và cổ vũ của Tần Nhất Minh, Chu Hoành Viễn bắt đầu dao động. Hắn rất cần một cuộc tẩu thoát thực thụ, thoát khỏi mối tình vô vọng kia, thoát khỏi cuộc đời tuyệt vọng này. Hắn đã kiềm nén quá lâu, đến mức sự kiềm nén ấy bộc phát thành hành động bứt phá quyết liệt. Sau nhiều lần tham khảo ý kiến và liên tục truy cập vào trang thông tin du học quốc gia, cuối cùng Chu Hoành Viễn cũng tìm thấy một chương trình phù hợp trong hàng ngàn thông tin về du học theo diện chính phủ. Khi đã quyết định mọi thứ, những thử thách liên tiếp ập đến: kỳ thi cuối kỳ, TOEFL, SAT. Nhưng khó khăn chồng chất không khiến một người phái hành động như Chu Hoành Viễn gục ngã; ngược lại, hắn càng trở nên quyết tâm và mạnh mẽ hơn.
Kỳ nghỉ đông đến, từng người trong ký túc xá lần lượt rời đi, cả tòa nhà trở nên yên tĩnh và cô đơn. Chỉ còn lại vài ngọn đèn lẻ loi nhấp nháy trong cái lạnh giá phủ đầy tuyết trắng.
Trình Dục gọi điện thoại tới, trong giọng nói hiện rõ vẻ lo lắng và đau lòng, anh dịu dàng hỏi Chu Hoành Viễn khi nào sẽ về nhà, đồng thời khuyên hắn đừng tạo quá nhiều áp lực học tập cho bản thân. Nhưng Chu Hoành Viễn chỉ lấy cớ rằng sinh viên Đại học Bắc Kinh thường ở lại trường trong kỳ nghỉ đông, và hắn phải nỗ lực hơn nữa để không bị tụt lại phía sau. Nghe vậy, Trình Dục không biết phải nói gì thêm. Hai bên đầu dây chìm vào im lặng, bầu không khí ngượng ngập và khó xử len lỏi từ Bắc Kinh đến thành phố J. Sau vài chục giây thinh lặng, hoặc có lẽ là vài phút, Chu Hoành Viễn nghe thấy một tiếng thở dài từ Trình Dục, tiếp theo là tiếng tút tút của cuộc gọi bị ngắt.
Đây là lần đầu tiên Trình Dục chủ động cúp máy với Chu Hoành Viễn. Hắn nghĩ, có lẽ Trình Dục đã nổi giận, hoặc có lẽ, Trình Dục đã hối hận vì nhận nuôi hắn rồi.
Ngàn dặm xa xôi chia cách họ, cuộc sống và số phận của hai người dần rẽ lối tại những khoảnh khắc tưởng chừng nhỏ nhặt trong bảy năm dài đằng đẵng. Cả hai đều hiểu rõ điều này, nhưng không ai cố tình nói thẳng ra.
Vào 27 tháng Chạp, Chu Hoành Viễn mang theo tuyết trắng và sự mỏi mệt của Bắc Kinh để bước lên xe lửa trở về nhà.
Lúc này đang là Xuân vận[1], Chu Hoành Viễn không mua được vé giường nằm, đành phải co ro trên ghế cứng suốt cả một đêm. Hắn nhận thức được, đây không chỉ là cảm giác lo lắng khó tả khi trở về quê nhà, mà còn là nỗi xấu hổ khó có thể giấu giếm. Hắn biết rõ mình đã có lỗi với Trình Dục, và đôi khi hắn tin chắc rằng, có lẽ cả đời này cũng chẳng thể báo đáp lại công ơn của Trình Dục, điều mà đáng lẽ hắn phải làm.
[1] Xuân vận là khoảng thời gian cao điểm đi lại vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc
Khi hắn về đến nhà, Trình Dục rất vui mừng, hoàn toàn không nhắc đến cuộc gọi không vui ngày hôm ấy. Anh nhận lấy vali của Chu Hoành Viễn, giúp hắn cởi áo khoác lông và treo ở cửa ra vào. Sau đó, anh nắm lấy tay Chu Hoành Viễn, nói, "Tay lạnh dữ vậy, mau tới chỗ máy sưởi ủ ấm đi."
Chu Hoành Viễn cúi đầu, hắn không dám nhìn mắt Trình Dục, càng không dám đối diện sự dịu dàng và thản nhiên của anh. Hắn chỉ "Dạ" một tiếng, rồi im lặng ngồi xuống ghế sofa.
Trình Dục không để hắn phải động tay vào thứ gì, nên hắn chỉ lặng lẽ nhìn Trình Dục bận rộn qua lại trong nhà. Đây là người mà hắn đã mơ tưởng suốt bao năm trời, giờ đây người đó đang ở trong căn nhà ấm áp này, gọt trái cây cho hắn, rót nước cho hắn, lấy đồ ăn vặt cho hắn. Sau đó, Trình Dục ngồi xuống bên cạnh, nhẹ nhàng hỏi, "Con mệt không? Có muốn vào phòng nghỉ ngơi một chút không?"
Chu Hoành Viễn đã thức trắng cả đêm trên tàu, giờ ngồi trên ghế sofa, hơi ấm từ máy sưởi nhanh chóng làm cơn buồn ngủ kéo đến. Đôi mắt hắn mỏi nhừ, gần như không thể mở nổi. Hắn gật đầu, khẽ đáp, "Dạ."
Trình Dục không đi cùng hắn vào phòng ngủ. Khi đẩy cửa bước vào, Chu Hoành Viễn nhận ra mọi thứ trong căn phòng vẫn như lúc hắn rời đi, từ cách bài trí đến mấy cây bút thường để trên bàn học. Mắt hắn cay xè, trong lòng dâng lên một cảm giác phức tạp. Hắn biết Trình Dục nhớ và quan tâm mình đến nhường nào. Nhưng hắn không muốn tiếp tục sống như thế này nữa. Hắn còn cả một cuộc đời dài phía trước, cả những giấc mơ và tương lai của riêng mình.
Chu Hoành Viễn thay bộ đồ ngủ sạch sẽ thơm tho mà Trình Dục đã chuẩn bị sẵn, vừa đặt đầu xuống gối, hắn đã chìm vào giấc ngủ sâu. Trong bếp, Trình Dục bận rộn rửa rau, nhặt rau, thái rau, rồi nấu nướng. Dù cửa đã đóng, âm thanh ấy vẫn lọt vào tai Chu Hoành Viễn. Tiếng động không lớn nhưng đủ để hắn nghe thấy. Thật bất ngờ, giữa những âm thanh ấy, hắn vẫn ngủ rất ngon, rất yên bình, không mộng mị, cũng không trĩu nặng lo âu.
Khi Chu Hoành Viễn tỉnh dậy thì đã hơn một giờ chiều. Trình Dục đang ngồi ở bàn ăn, cầm một cuốn tạp chí đọc. Nhìn bóng lưng Trình Dục, lòng Chu Hoành Viễn trào dâng cảm giác chua xót, cuối cùng hóa thành nỗi đau đắng chát, khiến dạ dày hắn nhói lên khó chịu. Nghe thấy tiếng động, Trình Dục quay đầu lại, thấy Chu Hoành Viễn bước ra liền dịu dàng hỏi, "Ăn chút gì nhé?" Không đợi hắn trả lời, Trình Dục tự động hâm nóng thức ăn trong nồi rồi nhanh nhẹn mang ra bàn.
Hai người ngồi ăn trong im lặng. Chu Hoành Viễn không nói lời nào, chỉ có Trình Dục liên tục nói, "Cái này ngon lắm, con ăn thêm đi."
Chu Hoành Viễn ở nhà mười ngày, sáng mùng Bảy đã lên xe lửa trở lại Bắc Kinh. Trình Dục không nỡ để hắn đi sớm như thế, nhưng anh không khuyên nổi. Anh biết, đứa cháu trai này của anh trước giờ luôn quả quyết, những thứ hắn đã quyết định thì đến cả anh cũng không cách nào thay đổi.
Về điểm này, Trình Dục và Chu Hoành Viễn khác nhau một trời một vực. Một người sống cảm tính, luôn có thể thay đổi nguyên tắc, thậm chí là giới hạn cuối cùng của mình vì người mình yêu, trong khi người kia lại sống lý trí, không bao giờ nhân nhượng cho cả "bản thân" và gia đình.
Mùa xuân se lạnh, cành liễu đâm chồi, thời gian công bằng với tất cả mọi người, không ai nhận ra nó trôi qua tự bao giờ, chỉ biết nó không ngừng âm thầm thay đổi thế giới của chúng ta. Chu Hoành Viễn rất vội vã, có vô vàn công việc cũng như nhiệm vụ đang chờ hắn, mà trong lòng hắn cũng đang chất chứa vô kể sức mạnh và khát vọng.
Cả nửa năm, Chu Hoành Viễn sứt đầu mẻ trán với bao nhiêu là khoá học, các kỳ thi chuẩn hoá, bài luận cá nhân, công chứng giấy tờ, thư giới thiệu v.v. Vậy mà chưa bao giờ trong hắn xuất hiện ý định từ bỏ; ngược lại, công việc càng phức tạp rườm rà càng khiến hắn trở nên hăng hái hơn. Đôi lúc hắn thấy bản thân như một chiến sĩ cô độc, một mình chiến đấu vì sự nghiệp vĩ đại mà không ai hiểu và không ai ủng hộ. Thế là vào trước kỳ nghỉ hè, Chu Hoành Viễn nhận được thư mời nhập học từ Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York.
Nhận được thư mời nhập học chỉ là một phần, từ lúc nhận được thư mời đến lúc thật sự bay sang Mỹ còn phải trải qua rất nhiều công đoạn rườm rà. Vì Chu Hoành Viễn không có sổ tiêm chủng nên cần phải đi tiêm lại các loại vắc-xin mà phía trường bên kia yêu cầu. Tuy rằng hắn đi du học theo diện được chính phủ đài thọ, thế nhưng khi xin thị thực vẫn cần phải chứng minh tài chính, dù ít tiền hơn so với du học tự túc thật, nhưng hắn lấy đâu ra 100.000 tệ (~350 triệu VNĐ) bây giờ. Hắn không thể hỏi xin Trình Dục được, vậy nên chỉ còn cách đi vay mượn khắp nơi, sau khi có chứng minh tài chính từ ngân hàng thì trả nợ từng khoản. Hắn đã phải chịu đựng vô số ánh mắt phán xét và từ chối, nhưng hắn vẫn cố gắng chịu đựng, bởi vì hắn biết, tất cả những khó khăn mình đang phải gánh chịu đều đáng giá cả.
Chu Hoành Viễn gần như không nhận cuộc gọi nào từ Trình Dục nữa. Một phần là vì hắn thật sự bận, bận thi cử, bận chuẩn bị hồ sơ, bận làm thị thực, bận chạy trốn. Phần còn lại là vì hắn không biết nên nói với Trình Dục như thế nào; hắn không muốn lừa gạt Trình Dục thêm lần nào nữa, nhưng hắn cũng không dám nói ra sự thật.
Hắn chỉ muốn làm một con đà điểu, chui tọt vào trong cát để nhấm nháp bản ngã xấu xí và vô sỉ của chính mình.
Hắn chỉ muốn tự mình vượt qua núi đồi, băng qua biển cả, sải cánh trốn chạy khỏi thứ tình yêu tuyệt vọng và cái cuộc sống ngột ngạt này.
Chu Hoành Viễn sống tiết kiệm quen rồi, quần áo gom hết lại chỉ vừa đủ một cái vali. Cuối cùng, hắn đứng trước bàn học trong ký túc xá, vô thức rút quyển "Mặt Trăng và Đồng Sáu Xu" mà Trình Dục đã tặng hắn vào ngày lễ Thanh niên 5/4 năm ngoái ra, sau đó nhét vào vali cùng với bức ảnh cũ Trình Dục chụp bên hồ Thái Hoa ở đại học S.
Hắn kéo vali đi qua bờ hồ Vị Danh sum suê cành lá, qua toà tháp Bác Nhã thanh thoát xinh đẹp; hắn đi xuyên qua toàn bộ khuôn viên Đại học Bắc Kinh, vẫy tay từ biệt những tháng ngày như ảo như mộng này.
Trước khi lên máy bay, Chu Hoành Viễn vốn muốn gọi điện cho Trình Dục, thế nhưng làm thế nào cũng không thể nhấn nút gọi được. Hắn không dám nghe giọng nói của Trình Dục, hắn sợ Trình Dục nhận ra điều gì đó, sợ Trình Dục sẽ thương tâm khổ sở, nhưng thứ hắn sợ nhất là bản thân mình mềm lòng. Cuối cùng, hắn chỉ soạn một tin nhắn ngắn gọn, đóng gói tình cảm của bảy năm trời vào trong 21 chữ: [Chú ơi, sắp tới con khá nhiều việc, nếu không có chuyện gì quan trọng thì đừng gọi cho con nữa.]
Vừa bấm nút gửi tin nhắn là Chu Hoành Viễn lập tức tắt máy, hắn không dám xem câu trả lời của Trình dục, càng không dám đối mặt với cuộc chia ly thực thụ này.
Khoảnh khắc máy bay cất cánh, Chu Hoành Viễn cảm thấy như trút được gánh nặng, hắn nghĩ, cuối cùng mình đã thoát được rồi. Hắn đã được thoát khỏi số phận, cũng như khỏi nỗi tuyệt vọng cùng cực.
Hắn nghĩ, dù cho mình là đồ cặn bã thật, nhưng mình cũng xứng đáng với tất cả những thứ mới mẻ này mà.
Hết chương 62.
Tác giả muốn nói là: Cuối cùng cũng viết tới đoạn này! Lòng dạ giả dối và nhân cách tồi tệ bên trong con người ấy đã bị phơi bày rồi. Liệu hôm nay có ai không rơi nước mắt vì Trình Dục không?
Đôi lúc, Chu Hoành Viễn cảm thấy bản thân tựa như một lữ khách lạc hồn, lang thang giữa những khung sắt chọc trời trong thành phố với con tim còn hoang tàn hơn ngày đông giá rét. Hắn không thể yêu con gái, thậm chí là không thể yêu bất kỳ ai khác ngoài Trình Dục. Không phải hắn chưa từng thử vùng vẫy, nam có nữ có, nhưng mỗi một lần thử nghiệm đều chỉ củng cố thêm phỏng đoán của hắn: hắn không yêu một ai khác được nữa. Kết cục của mối tình đơn phương này là Chu Hoành Viễn chỉ có thể đạt được khoái cảm khi cầm bức ảnh của Trình Dục trên tay. Nhưng sau những thoả mãn về tinh thần và thể xác ấy, những gì còn lại chỉ là cảm giác khinh bỉ bản thân sâu sắc. Hắn biết mình có tội. Có lẽ, thứ Chu Hoành Viễn thực sự muốn chạy trốn không phải là sự cấm kỵ và tội lỗi của mối tình này, mà còn là cảm giác bất lực khi bị mắc kẹt trong số phận và nỗi niềm tuyệt vọng. Hắn biết rằng mọi thứ chỉ đều đi vào ngõ cụt. Hắn không nhìn thấy hy vọng, cũng không tìm thấy tương lai. Trình Dục không thể chấp nhận hắn, nhưng hắn cũng không thể buông bỏ Trình Dục.
Theo thời gian, Chu Hoành Viễn dần trở nên chết lặng, mà tận cùng của chết lặng chính là một trái tim ngày càng lạnh lẽo và thái độ ngày càng hững hờ.
Chu Hoành Viễn yêu Trình Dục, điều này chắc chắn không phải bàn cãi. Hắn yêu anh mức bài xích tất cả những người khác trên thế giới này, yêu đến mức chỉ có ham muốn với một mình anh. Vậy mà thứ tình yêu này lại chứa đựng đầy những cảm xúc hỗn tạp không đếm xuể: có gắn bó và thân thuộc, nhưng cũng có khinh thường và khó thấu hiểu, thậm chí, ở một mức độ nào đó, hắn còn chán ghét Trình Dục. Những cảm xúc này đan xen với quá nhiều bản tính tối tăm của con người, mọc lên như đám cỏ dại trên bãi cỏ xanh; ban đầu chỉ lác đác vài cụm nhỏ, ấy vậy mà cuối cùng lại chiếm lấy cả một vùng cỏ rộng lớn.
Từ khi khai giảng đến nay, Chu Hoành Viễn nhận được vài email lác đác từ Tần Nhất Minh. Có cái chỉ đính kèm mỗi ảnh chụp, có cái thì viết vài dòng Trung Anh đan xen để kể chuyện và chia sẻ trải nghiệm. Qua những bức thư thi thoảng mới đến của Tần Nhất Minh, Chu Hoành Viễn đã được dạo bước trên đại lộ Benjamin Franklin, chiêm ngưỡng từng bảo tàng lịch sử và văn hoá, ngắm nghía Chuông Tự do ở Philadelphia, tham quan Hội Triết học cùng với các nhà thờ lớn v.v. Mọi thứ phía bên kia đại dương đều mới mẻ, giống như một giấc mơ khác của Alice, đồng thời cũng là một cột mốc quan trọng nữa trong cuộc đời không bao giờ biết thoả mãn của Chu Hoành Viễn.
Dưới sự cám dỗ và cổ vũ của Tần Nhất Minh, Chu Hoành Viễn bắt đầu dao động. Hắn rất cần một cuộc tẩu thoát thực thụ, thoát khỏi mối tình vô vọng kia, thoát khỏi cuộc đời tuyệt vọng này. Hắn đã kiềm nén quá lâu, đến mức sự kiềm nén ấy bộc phát thành hành động bứt phá quyết liệt. Sau nhiều lần tham khảo ý kiến và liên tục truy cập vào trang thông tin du học quốc gia, cuối cùng Chu Hoành Viễn cũng tìm thấy một chương trình phù hợp trong hàng ngàn thông tin về du học theo diện chính phủ. Khi đã quyết định mọi thứ, những thử thách liên tiếp ập đến: kỳ thi cuối kỳ, TOEFL, SAT. Nhưng khó khăn chồng chất không khiến một người phái hành động như Chu Hoành Viễn gục ngã; ngược lại, hắn càng trở nên quyết tâm và mạnh mẽ hơn.
Kỳ nghỉ đông đến, từng người trong ký túc xá lần lượt rời đi, cả tòa nhà trở nên yên tĩnh và cô đơn. Chỉ còn lại vài ngọn đèn lẻ loi nhấp nháy trong cái lạnh giá phủ đầy tuyết trắng.
Trình Dục gọi điện thoại tới, trong giọng nói hiện rõ vẻ lo lắng và đau lòng, anh dịu dàng hỏi Chu Hoành Viễn khi nào sẽ về nhà, đồng thời khuyên hắn đừng tạo quá nhiều áp lực học tập cho bản thân. Nhưng Chu Hoành Viễn chỉ lấy cớ rằng sinh viên Đại học Bắc Kinh thường ở lại trường trong kỳ nghỉ đông, và hắn phải nỗ lực hơn nữa để không bị tụt lại phía sau. Nghe vậy, Trình Dục không biết phải nói gì thêm. Hai bên đầu dây chìm vào im lặng, bầu không khí ngượng ngập và khó xử len lỏi từ Bắc Kinh đến thành phố J. Sau vài chục giây thinh lặng, hoặc có lẽ là vài phút, Chu Hoành Viễn nghe thấy một tiếng thở dài từ Trình Dục, tiếp theo là tiếng tút tút của cuộc gọi bị ngắt.
Đây là lần đầu tiên Trình Dục chủ động cúp máy với Chu Hoành Viễn. Hắn nghĩ, có lẽ Trình Dục đã nổi giận, hoặc có lẽ, Trình Dục đã hối hận vì nhận nuôi hắn rồi.
Ngàn dặm xa xôi chia cách họ, cuộc sống và số phận của hai người dần rẽ lối tại những khoảnh khắc tưởng chừng nhỏ nhặt trong bảy năm dài đằng đẵng. Cả hai đều hiểu rõ điều này, nhưng không ai cố tình nói thẳng ra.
Vào 27 tháng Chạp, Chu Hoành Viễn mang theo tuyết trắng và sự mỏi mệt của Bắc Kinh để bước lên xe lửa trở về nhà.
Lúc này đang là Xuân vận[1], Chu Hoành Viễn không mua được vé giường nằm, đành phải co ro trên ghế cứng suốt cả một đêm. Hắn nhận thức được, đây không chỉ là cảm giác lo lắng khó tả khi trở về quê nhà, mà còn là nỗi xấu hổ khó có thể giấu giếm. Hắn biết rõ mình đã có lỗi với Trình Dục, và đôi khi hắn tin chắc rằng, có lẽ cả đời này cũng chẳng thể báo đáp lại công ơn của Trình Dục, điều mà đáng lẽ hắn phải làm.
[1] Xuân vận là khoảng thời gian cao điểm đi lại vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc
Khi hắn về đến nhà, Trình Dục rất vui mừng, hoàn toàn không nhắc đến cuộc gọi không vui ngày hôm ấy. Anh nhận lấy vali của Chu Hoành Viễn, giúp hắn cởi áo khoác lông và treo ở cửa ra vào. Sau đó, anh nắm lấy tay Chu Hoành Viễn, nói, "Tay lạnh dữ vậy, mau tới chỗ máy sưởi ủ ấm đi."
Chu Hoành Viễn cúi đầu, hắn không dám nhìn mắt Trình Dục, càng không dám đối diện sự dịu dàng và thản nhiên của anh. Hắn chỉ "Dạ" một tiếng, rồi im lặng ngồi xuống ghế sofa.
Trình Dục không để hắn phải động tay vào thứ gì, nên hắn chỉ lặng lẽ nhìn Trình Dục bận rộn qua lại trong nhà. Đây là người mà hắn đã mơ tưởng suốt bao năm trời, giờ đây người đó đang ở trong căn nhà ấm áp này, gọt trái cây cho hắn, rót nước cho hắn, lấy đồ ăn vặt cho hắn. Sau đó, Trình Dục ngồi xuống bên cạnh, nhẹ nhàng hỏi, "Con mệt không? Có muốn vào phòng nghỉ ngơi một chút không?"
Chu Hoành Viễn đã thức trắng cả đêm trên tàu, giờ ngồi trên ghế sofa, hơi ấm từ máy sưởi nhanh chóng làm cơn buồn ngủ kéo đến. Đôi mắt hắn mỏi nhừ, gần như không thể mở nổi. Hắn gật đầu, khẽ đáp, "Dạ."
Trình Dục không đi cùng hắn vào phòng ngủ. Khi đẩy cửa bước vào, Chu Hoành Viễn nhận ra mọi thứ trong căn phòng vẫn như lúc hắn rời đi, từ cách bài trí đến mấy cây bút thường để trên bàn học. Mắt hắn cay xè, trong lòng dâng lên một cảm giác phức tạp. Hắn biết Trình Dục nhớ và quan tâm mình đến nhường nào. Nhưng hắn không muốn tiếp tục sống như thế này nữa. Hắn còn cả một cuộc đời dài phía trước, cả những giấc mơ và tương lai của riêng mình.
Chu Hoành Viễn thay bộ đồ ngủ sạch sẽ thơm tho mà Trình Dục đã chuẩn bị sẵn, vừa đặt đầu xuống gối, hắn đã chìm vào giấc ngủ sâu. Trong bếp, Trình Dục bận rộn rửa rau, nhặt rau, thái rau, rồi nấu nướng. Dù cửa đã đóng, âm thanh ấy vẫn lọt vào tai Chu Hoành Viễn. Tiếng động không lớn nhưng đủ để hắn nghe thấy. Thật bất ngờ, giữa những âm thanh ấy, hắn vẫn ngủ rất ngon, rất yên bình, không mộng mị, cũng không trĩu nặng lo âu.
Khi Chu Hoành Viễn tỉnh dậy thì đã hơn một giờ chiều. Trình Dục đang ngồi ở bàn ăn, cầm một cuốn tạp chí đọc. Nhìn bóng lưng Trình Dục, lòng Chu Hoành Viễn trào dâng cảm giác chua xót, cuối cùng hóa thành nỗi đau đắng chát, khiến dạ dày hắn nhói lên khó chịu. Nghe thấy tiếng động, Trình Dục quay đầu lại, thấy Chu Hoành Viễn bước ra liền dịu dàng hỏi, "Ăn chút gì nhé?" Không đợi hắn trả lời, Trình Dục tự động hâm nóng thức ăn trong nồi rồi nhanh nhẹn mang ra bàn.
Hai người ngồi ăn trong im lặng. Chu Hoành Viễn không nói lời nào, chỉ có Trình Dục liên tục nói, "Cái này ngon lắm, con ăn thêm đi."
Chu Hoành Viễn ở nhà mười ngày, sáng mùng Bảy đã lên xe lửa trở lại Bắc Kinh. Trình Dục không nỡ để hắn đi sớm như thế, nhưng anh không khuyên nổi. Anh biết, đứa cháu trai này của anh trước giờ luôn quả quyết, những thứ hắn đã quyết định thì đến cả anh cũng không cách nào thay đổi.
Về điểm này, Trình Dục và Chu Hoành Viễn khác nhau một trời một vực. Một người sống cảm tính, luôn có thể thay đổi nguyên tắc, thậm chí là giới hạn cuối cùng của mình vì người mình yêu, trong khi người kia lại sống lý trí, không bao giờ nhân nhượng cho cả "bản thân" và gia đình.
Mùa xuân se lạnh, cành liễu đâm chồi, thời gian công bằng với tất cả mọi người, không ai nhận ra nó trôi qua tự bao giờ, chỉ biết nó không ngừng âm thầm thay đổi thế giới của chúng ta. Chu Hoành Viễn rất vội vã, có vô vàn công việc cũng như nhiệm vụ đang chờ hắn, mà trong lòng hắn cũng đang chất chứa vô kể sức mạnh và khát vọng.
Cả nửa năm, Chu Hoành Viễn sứt đầu mẻ trán với bao nhiêu là khoá học, các kỳ thi chuẩn hoá, bài luận cá nhân, công chứng giấy tờ, thư giới thiệu v.v. Vậy mà chưa bao giờ trong hắn xuất hiện ý định từ bỏ; ngược lại, công việc càng phức tạp rườm rà càng khiến hắn trở nên hăng hái hơn. Đôi lúc hắn thấy bản thân như một chiến sĩ cô độc, một mình chiến đấu vì sự nghiệp vĩ đại mà không ai hiểu và không ai ủng hộ. Thế là vào trước kỳ nghỉ hè, Chu Hoành Viễn nhận được thư mời nhập học từ Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York.
Nhận được thư mời nhập học chỉ là một phần, từ lúc nhận được thư mời đến lúc thật sự bay sang Mỹ còn phải trải qua rất nhiều công đoạn rườm rà. Vì Chu Hoành Viễn không có sổ tiêm chủng nên cần phải đi tiêm lại các loại vắc-xin mà phía trường bên kia yêu cầu. Tuy rằng hắn đi du học theo diện được chính phủ đài thọ, thế nhưng khi xin thị thực vẫn cần phải chứng minh tài chính, dù ít tiền hơn so với du học tự túc thật, nhưng hắn lấy đâu ra 100.000 tệ (~350 triệu VNĐ) bây giờ. Hắn không thể hỏi xin Trình Dục được, vậy nên chỉ còn cách đi vay mượn khắp nơi, sau khi có chứng minh tài chính từ ngân hàng thì trả nợ từng khoản. Hắn đã phải chịu đựng vô số ánh mắt phán xét và từ chối, nhưng hắn vẫn cố gắng chịu đựng, bởi vì hắn biết, tất cả những khó khăn mình đang phải gánh chịu đều đáng giá cả.
Chu Hoành Viễn gần như không nhận cuộc gọi nào từ Trình Dục nữa. Một phần là vì hắn thật sự bận, bận thi cử, bận chuẩn bị hồ sơ, bận làm thị thực, bận chạy trốn. Phần còn lại là vì hắn không biết nên nói với Trình Dục như thế nào; hắn không muốn lừa gạt Trình Dục thêm lần nào nữa, nhưng hắn cũng không dám nói ra sự thật.
Hắn chỉ muốn làm một con đà điểu, chui tọt vào trong cát để nhấm nháp bản ngã xấu xí và vô sỉ của chính mình.
Hắn chỉ muốn tự mình vượt qua núi đồi, băng qua biển cả, sải cánh trốn chạy khỏi thứ tình yêu tuyệt vọng và cái cuộc sống ngột ngạt này.
Chu Hoành Viễn sống tiết kiệm quen rồi, quần áo gom hết lại chỉ vừa đủ một cái vali. Cuối cùng, hắn đứng trước bàn học trong ký túc xá, vô thức rút quyển "Mặt Trăng và Đồng Sáu Xu" mà Trình Dục đã tặng hắn vào ngày lễ Thanh niên 5/4 năm ngoái ra, sau đó nhét vào vali cùng với bức ảnh cũ Trình Dục chụp bên hồ Thái Hoa ở đại học S.
Hắn kéo vali đi qua bờ hồ Vị Danh sum suê cành lá, qua toà tháp Bác Nhã thanh thoát xinh đẹp; hắn đi xuyên qua toàn bộ khuôn viên Đại học Bắc Kinh, vẫy tay từ biệt những tháng ngày như ảo như mộng này.
Trước khi lên máy bay, Chu Hoành Viễn vốn muốn gọi điện cho Trình Dục, thế nhưng làm thế nào cũng không thể nhấn nút gọi được. Hắn không dám nghe giọng nói của Trình Dục, hắn sợ Trình Dục nhận ra điều gì đó, sợ Trình Dục sẽ thương tâm khổ sở, nhưng thứ hắn sợ nhất là bản thân mình mềm lòng. Cuối cùng, hắn chỉ soạn một tin nhắn ngắn gọn, đóng gói tình cảm của bảy năm trời vào trong 21 chữ: [Chú ơi, sắp tới con khá nhiều việc, nếu không có chuyện gì quan trọng thì đừng gọi cho con nữa.]
Vừa bấm nút gửi tin nhắn là Chu Hoành Viễn lập tức tắt máy, hắn không dám xem câu trả lời của Trình dục, càng không dám đối mặt với cuộc chia ly thực thụ này.
Khoảnh khắc máy bay cất cánh, Chu Hoành Viễn cảm thấy như trút được gánh nặng, hắn nghĩ, cuối cùng mình đã thoát được rồi. Hắn đã được thoát khỏi số phận, cũng như khỏi nỗi tuyệt vọng cùng cực.
Hắn nghĩ, dù cho mình là đồ cặn bã thật, nhưng mình cũng xứng đáng với tất cả những thứ mới mẻ này mà.
Hết chương 62.
Tác giả muốn nói là: Cuối cùng cũng viết tới đoạn này! Lòng dạ giả dối và nhân cách tồi tệ bên trong con người ấy đã bị phơi bày rồi. Liệu hôm nay có ai không rơi nước mắt vì Trình Dục không?
Danh sách chương